16. KẾT QUẢ ĐÀO TẠO LIÊN TỤC CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2015 - 2020 VÀ NHU CẦU ĐÀO TẠO PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP CỦA CÁN BỘ Y TẾ TRONG TÌNH HÌNH MỚI

Lê Thị Hoàn1, Đinh Thái Sơn1, Đàm Tú Anh1, Lê Thị Quỳnh Trang1, Tạ Thị Ánh Tuyết1, Vũ Việt Hằng1
1 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm mô tả kết quả đào tạo liên tục của Trường Đại học Y Hà Nội giai đoạn 2015 - 2020 và nhu cầu đào tạo phát triển nghề nghiệp của cán bộ y tế trong tình hình mới.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu định lượng kết hợp với nghiên cứu định tính. Số liệu hồi cứu 13.893 hồ sơ đào tạo và phỏng vấn gián tiếp 153 cựu học viên bằng phiếu tự điền, phỏng vấn sâu 7 cựu học viên của Trung tâm đào tạo theo nhu cầu xã hội.


Kết quả: Giai đoạn 2015-2020 Trung tâm Đào tạo đã tổ chức được một số lượng lớn, với hình thức đa dạng các chương trình đào tạo liên tục dựa trên nhu cầu xã hội. Nhu cầu đào tạo các cán bộ y tế liên tục ngày càng tăng và đa dạng về nội dung; hình thức và tổ chức đào tạo.


Kết luận: Sự gia tăng về nhu cầu đào tạo sẽ mang lại những cơ hội cũng như những thách thức cho Trung tâm đào tạo theo nhu cầu xã hội và các cán bộ và Bộ môn tham gia giảng dạy trong việc hoàn thiện và phát triển hơn nữa các chương trình đào tạo liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của cán bộ và cơ sở y tế cả nước trong tình hình mới.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Bộ Y tế, For people’s health protection, care and
promotion 2016-2020. Published online 2016.
https://extranet.who.int/countryplanningcycles/
sites/default/files/planning_cycle_repository/
viet_nam/vietnam_plan_2016-2020.pdf
[2] Kanchanachitra C, Lindelow M, Johnston T
et al., Human resources for health in southeast
Asia: shortages, distributional challenges, and
international trade in health services. Lancet.
2011;377(9767):769-781. doi:10.1016/S0140-
6736(10)62035-1
[3] Smith DR, Public health centres in contemporary
Japan. Public Health. 2009;123(2):196-197;
author reply 198. doi:10.1016/j.puhe.2008.12.003
[4] Vuong DA, Van Ginneken E, Morris J et al.,
Mental health in Vietnam: Burden of disease
and availability of services. Asian J Psychiatr.
2011;4(1):65-70. doi:10.1016/j.ajp.2011.01.005
[5] Krakauer EL, Cham NTP, Khue LN, Vietnam’s
palliative care initiative: successes and
challenges in the first five years. J Pain Symptom
Manage. 2010;40(1):27-30. doi:10.1016/j.
jpainsymman.2010.04.009
[6] Le DC, Kubo T, Fujino Y et al., Health Care
System in Vietnam: Current Situation and
Challenges. Asian Pacific Journal of Disease
Management. 2010;4(2):23-30. doi:10.7223/
apjdm.4.23
[7] Trần Thị Lý, Lê Văn Nhân, Nguyễn Phi Hùng,
Trần Quốc Thắng, Thực trạng và các yếu tố liên
quan đến công tác đào tạo liên tục cho nhân
viên y tế nghiên cứu tổng quan có hệ thống,
giai đoạn 2010 - 2021. Tạp chí y học Việt Nam.
2022;518(1):59-65.
[8] Nguyen TH, Thai TT, Pham PTT et al., Continuing
Medical Education in Vietnam: A Weighted
Analysis from Healthcare Professionals’
Perception and Evaluation. Adv Med Educ
Pract. 2021;12:1477-1486. doi:10.2147/AMEP.
S342251
[9] Can combined online and face-to-face
continuing medical education improve the
clinical knowledge and skills of family doctors
in Vietnam? A cluster randomised controlled
trial - PubMed. Accessed December 27, 2022.
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/31955480/
[10] Dye AM, Nelson GB, Diaz-Thomas A, Delayed
Puberty. Pediatr Ann. 2018;47(1):e16-e22.
doi:10.3928/19382359-20171215-01.