14. NHẬN XÉT BƯỚC ĐẦU KẾT QUẢ NỘI SOI MẬT TUỴ NGƯỢC DÒNG Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Nội soi mật tụy ngược dòng (NSMTND) đóng vai trò không thể thiếu được trong chẩn đoán và điều trị một số bệnh lí gan mật tụy Nhi khoa. Có ít các số liệu được báo cáo về kĩ thuật này ở trẻ em ngay cả các trung tâm lớn trên thế giới.
Mục tiêu: Bước đầu nhận xét kết quả và biến chứng của NSMTND ở trẻ em.
Đối tượng và phương pháp: Mô tả loạt ca bệnh bao gồm 10 bệnh nhân hồi cứu và 5 tiến cứu được NSMTND tại bệnh viện Nhi Trung ương ngày 01 tháng 7 năm 2018 đến ngày 12 tháng 11 năm 2021.
Kết quả: 8 (53,3%) trẻ nam và 7 (46,7%) trẻ nữ từ 6–15 tuổi. Lí do NSMTND bao gồm 11/15 (73,3%) trẻ viêm tụy tái diễn, 3/15 (20%) sỏi ống mật chủ và 1/15 (6,7%) rò đường mật sau ghép gan. Luồn catheter thành công 13/15 (86,7%) trẻ. Chẩn đoán NSMTND: 5/15 (33,3%) trẻ giãn ống tụy chính do sỏi, 2/15 (13,3%) giãn ống mật chủ do sỏi, 2/15 (13,3%) giãn ống tụy chính không rõ nguyên nhân, 1/15 (6,7%) giãn ống mật chủ không rõ nguyên nhân, 1/15 (6,7%) rò đường mật, 2 (13,3%) bình thường và 2 (13,3%) thất bại không luồn được catheter vào đường tụy. Can thiệp thành công đặt stent tụy 7/7 (100%) trẻ, 7/7 (100%) lấy sỏi. Viêm tụy cấp sau NSMTND có 5/15 (33,3%) trẻ.
Kết luận: NSMTND có giá trị cao trong chẩn đoán (86,7%), hiệu quả trong điều trị bệnh lí mật tuỵ (100%) và tương đối an toàn ở trẻ em.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Nội soi mật tụy ngược dòng, trẻ em.
Tài liệu tham khảo
gastrointestinal endoscopy in children–today and
tomorrow. Clinical endoscopy, 2018, 51.2: 142.
[2] Bollen TL, Van Santvoort HC, Besselink
MG et al., The Atlanta Classification of acute
pancreatitis revisited. Journal of British Surgery,
2018, 95(1), 6-21.
[3] Tringali A, Thomson M, Dumonceau JM et al.,
Pediatric gastrointestinal endoscopy: European
society of gastrointestinal endoscopy (ESGE) and
European society for paediatric gastroenterology
hepatology and nutrition (ESPGHAN) guideline
executive summary. Endoscopy, 2017, 49(01),
83-91.
[4] Yıldırım AE, Altun R, Ocal S et al., The safety
and efficacy of ERCP in the pediatric population
with standard scopes: Does size really matter?.
Springerplus, 2016, 5(1), 1-5.
[5] Felux J, Sturm E, Busch A et al., ERCP in
infants, children and adolescents is feasible and
safe: results from a tertiary care center. United
European gastroenterology journal, 2017, 5.7:
1024-1029.
[6] Keil R, Drábek J, Lochmannová J et al., ERCP
in infants, children, and adolescents—Different
roles of the methods in different age groups. PloS
one, 2019, 14(1), e0210805.
[7] Keane MG, Kumar M, Cieplik N et al.,
Paediatric pancreaticobiliary endoscopy: a 21-
year experience from a tertiary hepatobiliary
centre and systematic literature review. BMC
pediatrics, 2018, 18(1), 1-11.
[8] Vitale DS, Lin TK, Trends in pediatric endoscopic
retrograde cholangiopancreatography and
interventional endoscopy. The Journal of
Pediatrics, 2021, 232, 10-12.