12. NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH TỬ VONG SƠ SINH TẠI TRUNG TÂM NHI KHOA- BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Phạm Văn Hưng1, Đỗ Hoàng Hải1, Nguyễn Thành Nam1, Phạm Văn Đếm
1 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả tình hình tử vong sơ sinh tại trung tâm Nhi khoa- Bệnh viện Bạch Mai.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả thực hiện 373 trẻ sơ sinh đẻ non nhập viện tại Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai.


Kết quả: Trong tổng số 373 trẻ sơ sinh nhập viện có 32 trẻ sơ sinh tử vong chiếm tỷ lệ 8,6%, hầu hết trẻ sơ sinh nhập viện ở ngày tuổi thứ 1 chiếm tỉ lệ 70% (261/373), 68,8% tử vong xảy ra trong tuần đầu, tỷ lệ tử vong giảm dần trong các tuần tiếp theo, với tỷ lệ lần lượt là 15,6% ở tuần 2, 9,4% ở tuần 3 và 6,2% ở tuần 4. Trong tuần đầu tử vong chủ yếu ở 3 ngày đầu sau đẻ với 56,3%; Nguyên nhân tử vong cao nhất là non tháng và biến chứng (37,5%), tiếp theo là ngạt chu sinh với 34,4%. Hai nguyên nhân dị tật bẩm sinh và NKSS với tỷ lệ lần lượt là 21,9% và 6,3%.


Kết luận: Tỷ lệ TVSS còn tương đối cao, hầu hết trẻ sơ sinh nhập viện là sơ sinh non tháng, phần lớn TVSS tử vong xảy ra ở tuần đầu sau đẻ, nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ sơ sinh là các biến chứng của sinh non và ngạ

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] UNICEF, Neonatal mortality, 2018.
[2] Bonita FS, Richard EB, Overview of Pediatrics,
Robert M. Kliegman Nelson Text Book of
Pediatrics, 20th Edition, (Elsevier), Philadelphia,
2016, 20-39.
[3] WHO, Preterm birth fact sheet No363. [Google
Scholar], 2016.
[4] Orsido TT, Asseffa NA, Berheto TM, Predictors
of Neonatal mortality in Neonatal intensive care
unit at referral Hospital in Southern Ethiopia: a
retrospective cohort study. BMC pregnancy and
childbirth, 19(1), 2019, 83.
[5] Nguyễn Thị Xuân Hương, “Tình hình bệnh tật và
TVSS tại khoa nhi Bệnh viện đa khoa trung ương
Thái Nguyên trong 3 năm (2008-2010)”, 2010.
[6] Trần Văn Sơn, Bùi Hồng Cẩm, Võ Phi Ấu,
“Khảo sát tình hình bệnh tật và TVSS tại khoa
sơ sinh bệnh viện sản nhi cà mau từ T6/ 2013 –
T5/2014”, 2014.
[7] Schindler T, Koller-Smith L, Lui K et al., Causes
of death in very preterm infants cared for in
neonatal intensive care units: a populationbased
retrospective cohort study. BMC pediatrics, 17(1), 2017, 59.
[8] Sankar MJ, Natarajan CK, Das RR et al., When
do newborns die? A systematic review of
timing of overall and cause-specific neonatal
deaths in developing countries. Journal of
Perinatology, 36(S1), S1, 2016.
[9] Yasmin S, Osrin D, Paul E et al., Neonatal
mortality of low-birth-weight infants in
Bangladesh. Bulletin of the World Health
Organization, 79, 2001, 608-614.
[10] Nga NT, Neonatal Mortality in Vietnam:
Challenges and Effects of a Community-Based
Participatory Intervention (Doctoral dissertation,
Acta Universitatis Upsaliensis), 2013.
[11] Oza S, Lawn JE, Hogan DR et al., Neonatal
cause-of-death estimates for the early and
late neonatal periods for 194 countries:
2000–2013. Bulletin of the World Health
Organization, 93, 2014, 19-28.
[12] Wang CH, Du LZ, Ma XL et al., Analysis of
Inhospital Neonatal Death in the Tertiary Neonatal
Intensive Care Unit in China: A Multicenter
Retrospective Study. Chinese medical
journal, 129(22), 2016, 2652.
[13] Lapecorella M, Mariani G, International
Registry on Congenital Factor VII Deficiency.
Factor VII deficiency: defining the
clinical picture and optimizing therapeutic
options. Haemophilia, 14(6), 2008, 1170-1175.