3. NÂNG CAO KHẢ NĂNG SỐNG SÓT CỦA LACTOBACILLUS ACIDOPHILUS TRONG VI NANG ALGINAT - CHITOSAN

Ngô Nguyễn Quỳnh Anh1, Đàm Thanh Xuân2, Nguyễn Thị Hường1, Bùi Thị Duyên1, Đỗ Thị Định1
1 Trường Cao đẳng Dược TW - Hải Dương
2 Trường Đại học Dược Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm mục đích khảo sát các thông số của quá trình bao vi nang đồng thời đánh giá một số đặc tính của vi nang bao và đánh giá khả năng bảo vệ, giải phóng VSV trong đường tiêu hóa mô phỏng.


Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp tạo vi nang bằng kỹ thuật đông tụ, bao gói Lactobacillus acidophilus trong alginat và chitosan để tránh được môi trường khắc nghiệt tại dạ dày.


Kết quả: Kết quả đã bào chế được vi nang nhân và vi nang bao sử dụng alginat - chitosan; trong đó mật độ VSV được bao gói trong vi nang nhân AC-1 là 9,35±0,30 log CFU/g và mật độ VSV trong vi nang nhân A là 9,24±0,50 log CFU/g g đáp ứng tốt yêu cầu về chế phẩm probiotic của FAO/WHO. Đánh giá khả năng bảo vệ trong SGF và giải phóng trong SIF, sau 2 giờ trong SGF, vi nang nhân A giải phóng 13,10%, vi nang nhân AC-1 giải phóng 11,66% lượng VSV so với ban đầu. Sau 2 giờ trong SIF, vi nang nhân A giải phóng tỷ lệ VSV cao nhất (81,66%), thấp nhất là vi nang nhân AC-AC (60,35%). Sau 3 giờ trong SIF, vi nang AC-AC giải phóng tỷ lệ VSV cao nhất (85,95%), thấp nhất là vi nang A-A (75,41%).


Kết luận: Lớp bao alginate – chitosan có tác dụng bảo vệ VSV và kéo dài thời gian giải phóng trong đường tiêu hóa. Vi nang alginat – chitosan chứa L. acidophilus đã bảo vệ và tăng cường khả năng sống sót của VSV sau đông khô, trong quá trình bảo quản và đường tiêu hóa mô phỏng SGF và SIG. Màng bao alginat, chitosan giúp kéo dài thời gian ổn định cấu trúc của vi nang bao trong môi trường mô phỏng dịch ruột.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Đàm Thanh Xuân và cộng sự, “Nghiên cứu bào
chế vi nang probiotics bằng phương pháp đông
tụ”, Tạp chí Dược học, 481, 2016, pp. 61-65.
[2] Caetano LA, António AJ et al., “Effect of
Experimental Parameters on Alginate/Chitosan
Microparticles for BCG Encapsulation”, Mar
Drugs, 14(5), 2016, pp. 90.
[3] Chandramouli V, Kailasapathy K, “An improved
method of microencapsulation and its evaluation
to protect Lactobacillus spp. in simulated
gastric conditions”, Journal of Microbiological
Methods, 56(1), 2004, 27–35.
[4] Călinoiu LV et al., Chitosan Coating Applications
in Probiotic Microencapsulation. Coatings. Vol.
9 (3) 194, 2019, 21p.
[5] De Prisco A, Maresca D, Ongeng D et al.,
“Microencapsulation by vibrating technology of
the probiotic strain Lactobacillus reuteri DSM
17938 to enhance its survival in foods and in
gastrointestinal environment”, LWT - Food
Science and Technology, 61(2), 2015, pp. 452–
462
[6] Gueimonde M, Salminen S, “New methods for
selecting and evaluating probiotics”, Digestive
and Liver Disease, 38(2), 2006, 242–247
[7] Etchepare MA et al., Effect of resistant starch and
chitosan on survival of Lactobacillus acidophilus
microencapsulated with sodium alginate. LWT
Food Sci. Technol. 65, 2016, 511–517.
[8] Food and Agriculture Organization of the United
Nations/World Health Organization (2001),
“Health and nutritional properties of probiotics in
food including powder milk with live lactic acid
bacteria”, Food and Agriculture Organization of
the United Nations World, pp.1–34
[9] Fatih O, Imen A, “Lactic Acid Bacteria
Lactobacillus spp.: Lactobacillus acidophilus”,
Encyclopedia of Dairy Sciences (Second
Edition), 2011, pp. 91-95.
[10] Mokarram RR, Mortazavi SA, “The influence
of multi stage alginate coating on survivability
of potential probiotic bacteria in simulated
gastric and intestinal juice”, Food Research
International, 42(8), 2009, 1040–1045
[11] Takeuchi H, Thongborisute J, Matsui Y et al.,
“Novel mucoadhesion tests for polymers and
polymer-coated particles to design optimal
mucoadhesive drug delivery systems”, Advanced
Drug Delivery Reviews, 57(11), 2005, pp. 1583–
1594
[12] Smith T, “The digestive system. In the human
body”, Collingwood, UK:Ken Fin Books, 1995,
pp. 150-173.