DO DỰ TIÊM CHỦNG VẮC-XIN PHÒNG COVID-19 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI DÂN TẠI DỊCH VỌNG, CẦU GIẤY, HÀ NỘI NĂM 2022
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: “Do dự tiêm chủng” là một khái niệm khá mới, được phát triển bởi tổ chức SAGE để
đo lường tỉ lệ do dự cho người tham gia tiêm chủng.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định thực trạng do dự tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19 và một số
yếu tố liên quan của người dân tại Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội năm 2022”.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp mô tả cắt ngang, định
lượng kết hợp với định tính của 421 người dân từ tháng 11/2021 đến tháng 06/2022 tại Dịch Vọng,
Cầu Giấy, Hà Nội. Bộ câu hỏi hỏi được thiết kế sẵn và hướng dẫn phỏng vấn sâu.
Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ do dự tiêm chủng ở người dân chiếm tỷ lệ cao chiếm 30,1%. Tỷ lệ DDTC
ở nhóm đánh giá nguy cơ cao về khả năng nhiễm COVID-19 là 25%. Tỷ lệ DDTC ở nhóm có trên 5
ca nhiễm COVID-19 là 36,3%, sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê trong tỷ lệ DDTC giữa nhóm có
số ca nhiễm xung quanh cao và nhóm sống trong số ca nhiễm trung bình/thấp. Các yếu tố liên quan
đến tình trạng DDTC vắc xin COVID-19 tại Dịch Vọng, Cầu Giấy bao gồm yếu tố nghề nghiệp, số
ca nhiễm công bố tại nơi cư trú và thái độ về việc sau này có thu phí vắc-xin.
Kết luận & khuyến nghị: Nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ DDTC của đối tượng nghiên cứu trên địa
bàn phường Dịch Vọng cao hơn tỷ lệ chung trên toàn quốc. Vì vậy cần tăng cường truyền thông, vận
động người dân tiêm phòng vắc xin COVID-19. Đồng thời xây dựng các chương trình truyền thông
nhằm nâng cao kiến thức tới người dân, xây dựng chương trình tập huấn cho các cán bộ y tế phường,
tổ trưởng dân phố.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
COVID-19, dịch COVID-19, nhiễm COVID-19, Do dự tiêm chủng, tiêm chủng COVID-19, tiêm vắc-xin COVID-19.
Tài liệu tham khảo
Definition, scope and determinants. Vaccine.
2015;33(34):4161-4.
[2] Nguyễn Thị Hà, Đặng Thị Huê, Phạm Hùng Tiến
& cs, Một số yếu tố liên quan đến chấp nhận tiêm
vắc xin phòng COVID-19 của giáo viên Việt
Nam năm 2021, Tạp chí Y học Việt Nam, 2021.
[3] World Health Organization, Report of the SAGE
working group on vaccine hesitancy. 2014
[4] Domek G, O’Leary S, Bull S et al., Measuring
vaccine hesitancy: Field testing the WHO SAGE
Working Group on Vaccine Hesitancy survey
tool in Guatemala. Vaccine. 2018;36
[5] Huang Y, Su X, Xiao W et al., COVID-19
vaccine hesitancy among different population
groups in China: a national multicenter online
survey. 2022;22(1):1-12.
[6] Lazarus JV, Ratzan SC, Palayew A et al., A
global survey of potential acceptance of a
COVID-19 vaccine. 2021;27(2):225-8.
[7] Rozek LS, Jones P, Menon A et al., Understanding
vaccine hesitancy in the context of COVID-19:
the role of trust and confidence in a seventeencountry
survey. 2021;66:636255.
[8] Dryhurst S, Schneider CR, Kerr J et al., Risk
perceptions of COVID-19 around the world.
Journal of Risk Research. 2020;23(7-8):994-1006.
[9] Marzo RR, Sami W, Alam M et al., Hesitancy
in COVID-19 vaccine uptake and its associated
factors among the general adult population: a
cross-sectional study in six Southeast Asian
countries. 2022;50(1):1-10.
[10] Zijtregtop EA, Wilschut J, Koelma N et al., Which
factors are important in adults’ uptake of a (pre)
pandemic influenza vaccine? 2009;28(1):207-27.