ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ DỊCH TỄ HỌC BỆNH PHỔI DO VI KHUẨN NTM TẠI BỆNH VIỆN PHỔI TRUNG ƯƠNG

Nguyễn Mạnh Thế1, Nguyễn Kim Cương2
1 Bệnh viện Phổi Trung ương
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đặc điểm dịch tễ học ở bệnh nhân mắc bệnh
phổi do NTM tại Bệnh viện Phổi Trung ương từ 2017-2021
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu trên 136 bệnh nhân được chẩn đoán bệnh phổi do NTM tại
Bệnh viện Phổi Trung ương từ 1/2017 đến 6/2021
Kết quả: Tuổi trung bình 58,2 ± 15,4 tuổi, nhóm trên 60 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 44,1%. Tỉ lệ
M.abscessus 45,45%, M.intracelllulare 35,66%, M.avium 11,19%. 40% bệnh nhân có tiền sử đã từng
điều trị lao trước đây. 16% bệnh nhân có bệnh liên quan đến cấu trúc phổi (COPD, hen phế quản, giãn
phế quản). Bệnh nhân chủ yếu được phát hiện trong giai đoạn 2-4 tháng từ thời điểm nhập viện đến
thời điểm có chẩn đoán xác định bệnh. Ho có đờm, ho kéo dài > 2 tuần hay gặp nhất (>90%). 50,7%
trường hợp có soi đờm trực tiếp AFB dương tính. Tổn thương nốt - giãn phế quản trên phim CLVT
thường gặp ở nhóm bệnh phổi do MAC (61,2%) cao hơn nhóm bệnh phổi do M. abscessus (47,7%)
(p<0,05). Tổn thương hang trên phim CLVT ở nhóm bệnh phổi do M. abscessus (9,2%) cao hơn ở
nhóm bệnh phổi do MAC (3,0%) (p>0,05).
Kết luận: Triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân bệnh phổi do NTM thường đa dạng, thay đổi và
không đặc hiệu vì có thể xuất hiện trong nhiều bệnh lý hô hấp khác nhau.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] David EG, Timothy A, Barbara ABE et al.,
“An Official ATS/IDSA Statement: Diagnosis,
Treatment, and Prevention of Nontuberculous
Mycobacterial Diseases”, American Journal of
Respiratory and Critical Care Medicine, 175(4),
2007 pp. 367-416.
[2] Shotaro Ide, Shigeki N, Yoshihiro Y et al.,
“Epidemiology and Clinical Features of
Pulmonary Nontuberculous Mycobacteriosis in
Nagasaki, Japan”, PLOS ONE, 10(5), 2015 pp.
e0128304.
[3] Makoto H, Noboru T, Tetsu K et al., “Prognostic
Factors of 634 HIV-Negative Patients with
Mycobacterium avium Complex Lung Disease”,
American Journal of Respiratory and Critical
Care Medicine, 185(5), 2012 pp. 575-583.
[4] Won-Jung K, “Nontuberculous Mycobacteria—
Overview”, Microbiology Spectrum, 5(1), 2017
pp. 5.1.11.
[5] Yong-Soo K, Won-Jung K, “Diagnosis and
Treatment of Nontuberculous Mycobacterial
Lung Disease”, J Korean Med Sci, 31(5), 2016
pp. 649-659.