TÌNH TRẠNG RỐI LOẠN LO ÂU CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA XANH-PÔN TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

Nguyễn Đức Long1, Đặng Thị Thuận1, Phạm Hương Giang2, Ngô Thị Tâm3, Nguyễn Thị Phương Lan2, Nguyễn Thị Thu Trang2, Trần Thị Liên Hương1, Trần Thuỷ Hương1, Đinh Quang Huy4, Trần Hoàn1, Đào Thị Dịu2, Đinh Thị Huyền2, Nguyễn Thành Trung2, Nguyễn Xuân Bách2
1 Bệnh viện Đa khoa Xanh pôn
2 Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc Gia Hà Nội
3 Trường Đại học Đại Nam
4 Bệnh viện Đại học Quốc Gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng và phân tích một số yếu tố liên quan tới tình trạng rối loạn lo âu của nhân
viên y tế trong đại dịch COVID-19 và một số yếu tố liên quan.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 922 cán bộ, nhân viên đang
làm việc tại Bệnh viện đa khoa Xanh-pôn và đồng ý tham gia nghiên cứu. Tình trạng rối loạn lo lâu
được đo lường bởi thang đo GAD-7. Các yếu tố liên quan được tìm hiểu gồm đặc điểm nhân khẩu
học và công việc của nhân viên y tế trong đại dịch.
Kết quả: Tỉ lệ rối loạn lo âu của nhân viên y tế tại Bệnh viện đa khoa Xanh-pôn là 38,8%. Nam giới,
người độc thân, người có thời gian công tác dưới 10 năm, nhân viên y tế có thời gian làm việc trên 5
ngày mỗi tuần và làm việc trên 8 tiếng mỗi ngày có tỷ lệ rối loạn lo lâu cao hơn đáng kể.
Kết luận: Tình trạng rối loạn lo âu ở nhân viên y tế trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tại Bệnh viện
đa khoa Xanh-pôn từ mức độ nhẹ đến nghiêm trọng là 38,8%. Giới tính, tình trạng độc thân, Số ngày
làm việc trung bình trong 1 tuần và số giờ làm việc trong ngày là trong những yếu tố quan trọng làm
tăng tỷ lệ rối loạn lo âu ở nhân viên y tế trong nghiên cứu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] M. Vizheh, M. Qorbani, S. M. Arzaghi et al.,
The mental health of healthcare workers in the
COVID-19 pandemic: A systematic review. J
Diabetes Metab Disord, 2020, 19(2): 1967-1978.
[2] S. Raoofi, F. Pashazadeh Kan, S. Rafiei et al.,
Anxiety during the COVID-19 pandemic in
hospital staff: systematic review plus metaanalysis.
BMJ Support Palliat Care, 2021,
[3] S. Pappa, V. Ntella, T. Giannakas et al.,
Prevalence of depression, anxiety, and
insomnia among healthcare workers during
the COVID-19 pandemic: A systematic review
and meta-analysis. Brain Behav Immun, 2020,
88(901-907.
[4] Kevin P Young, Diana L Kolcz, David M
O’Sullivan et al., Health care workers’ mental
health and quality of life during COVID-19:
results from a mid-pandemic, national survey.
2021, 72(2): 122-128.
[5] I. Teo, J. Chay, Y. B. Cheung et al., Healthcare
worker stress, anxiety and burnout during the
COVID-19 pandemic in Singapore: A 6-month
multi-centre prospective study. PLoS One, 2021,
16(10): e0258866[6] Tuan NQ, Phuong ND, Co
DX et al., Prevalence and Factors Associated with
Psychological Problems of Healthcare Workforce
in Vietnam: Findings from COVID-19 Hotspots
in the National Second Wave. 2021, 9(6): 718.
[6] Nay Phi La, Nguyễn Anh Khoa, Nguyễn Ngọc
Như Khuê và cộng sự, Tình trạng căng thẳng,
lo âu, trầm cảm của nhân viên y tế và các yếu tố
liên quan sau 2 năm đại dịch Covid-19 tại Đắk
Lắk, năm 2022. Tạp chí Y học Việt Nam, 2022,
515(1):
[7] Elina M, Jaana P, Marko HN et al., COVID-19:
anxiety among hospital staff and associated
factors. 2021, 53(1): 237-246.
[8] Ekaterina M, Seockhoon C, Dmitryi S et al.,
Stress and anxiety among healthcare workers
associated with COVID-19 pandemic in Russia.
2020, 32(3-4): 549-556.
[9] Hung DQ, Ngoc TN, Hung TM et al., Depression,
anxiety and associated factors among frontline
hospital healthcare workers in the fourth wave
of COVID-19: Empirical findings from Vietnam.
2022, 7(1): 3.