ĐẶC ĐIỂM HÀNH VI ĂN UỐNG Ở BỆNH NHÂN TÂM THẦN PHÂN LIỆT ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ BAN NGÀY
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Tâm thần phân liệt (TTPL) là một bệnh loạn thần nặng, tiến triển mạn tính và có biểu hiện lâm sàng
đa dạng. Trong quá trình điều trị, bên cạnh việc uống thuốc đều thì chế độ dinh dưỡng, ăn uống cũng
đóng vai trò quan trọng. Các vấn đề về hành vi ăn uống của người bệnh TTPL có thể là ảnh hưởng
do các triệu chứng dương tính (hoang tưởng bị đầu độc, ảo giác...) hoặc do các triệu chứng âm tính
(cùn mòn, thiếu mục đích), cũng có thể do sự hạn chế từ người chăm sóc (quá bận rộn, thiếu quan
tâm …) hoặc ảnh hưởng của các bệnh cơ thể phối hợp [1]. Mỗi một người bệnh TTPL lại có thể có
những vấn đề ăn uống/ dinh dưỡng khác nhau. Chính vì vậy, việc quan tâm đến hành vi ăn uống của
người bệnh TTPL là vô cùng cần thiết trong điều trị cả giai đoạn cấp và giai đoạn điều trị duy trì.
Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm hành vi ăn uống ở bệnh nhân TTPL điều trị nội trú ban ngày
tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương năm 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu mô tả trên 108 bệnh nhân tâm thần phân liệt điều trị nội trú ban ngày tại Bệnh viện Tâm
thần ban ngày Mai Hương từ tháng 02/2022 đến tháng 10/2022. Kết quả: Các hành vi ăn uống như
chán ăn, thay đổi khẩu vị, ít uống là các triệu chứng phổ biến trong nhóm nghiên cứu, gặp ở cả nam
và nữ. Tỷ lệ xuất hiện triệu chứng chán ăn trong nhóm nghiên cứu là 51,9%, sự khác biệt về giới tính
trong nhóm chán ăn có ý nghĩa thống kê với p =0,04. Tỷ lệ thay đổi khẩu vị ở nhóm nghiên cứu là
66,7%. Triệu chứng chống đối ăn gặp ở 5 trường hợp cấp tính, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê
với độ tin cậy 99% (p=0,00). Trong nghiên cứu, không gặp bệnh nhân ăn vô độ cũng như bệnh nhân
ăn bậy, ăn bẩn. Tỷ lệ bệnh nhân ít uống trong nhóm nghiên cứu là 63,9%.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Hành vi ăn uống, tâm thần phân liệt, nội trú ban ngày, người bệnh tâm thần.
Tài liệu tham khảo
Schizophrenia, American Psychiatric Publishing,
Arlington, 17-37, 2006.
[2] Zhou Y, Rosenheck R, Mohamed S et al.,
Comparison of burden among family members
of patients diagnosed with schizophrenia and
bipolar disorder in a large acute psychiatric
hospital in China. BMC Psychiatry, 16(1), 283-
293, 2016.
[3] Ferguson JM, Damluji NF, “Anorexia nervosa
and schizophrenia,” International Journal of
Eating Disorders, vol. 7, no. 3, pp. 343–352,
1988.
[4] Miotto P, Pollini B, Restaneo A et al.,
“Symptoms of psychosis in anorexia and bulimia
nervosa,” Psychiatry Research, vol. 175, no. 3,
pp. 237–243, 2010
[5] Foulon C, “Schizophrenia and eating
disorders,” Encephale, vol. 29, no. 5, pp. 463–
466, 2003.
[6] Awad G, Voruganti LNP, “The impact of newer
atypical antipsychotics on patient-reported
outcomes in schizophrenia,” CNS Drugs, vol.
27, no. 8, pp. 625–636, 2013.