KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TRÀN KHÍ KHOANG MÀNG PHỔI Ở BỆNH NHÂN MẮC BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH THÁI BÌNH

Trần Thái Phúc1, Nguyễn Thị Thu Anh2
1 Trường Đại học Y Dược Thái Bình
2 Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tràn khí khoang màng phổi (TKKMP) là biến chứng nặng của người mắc bệnh phổi
tắc nghẽn mạn tính (COPD). Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình, bệnh nhân mắc COPD có biến
chứng TKKMP tương đối nhiều.
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả điều trị tràn khí khoang màng phổi ở bệnh nhân mắc
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả trên 110 bệnh nhân COPD có biến chứng TKKMP
được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình từ 1/2019 đến 12/2021. Ghi nhận các số liệu về
tuổi, giới, nghề nghiệp, tiền sử hút thuốc, số lần nhập viện điều trị COPD, triệu chứng lâm sàng, mức
độ khó thở, mức độ tràn khí trên Xquang, phương pháp điều trị, thời gian để dẫn lưu khoang màng
phổi, thời gian nằm viện, kết quả điều trị.
Kết quả nghiên cứu: 110 bệnh nhân COPD có biến chứng TKKMP. Tuổi trung bình là 68,1 tuổi;
Trên 60 tuổi gặp 82,7%. Nam 92,7% và nữ 7,3%. 95,5% có tiền sử hút thuốc. 100% có từ 2 lần nhập
viện điều trị COPD, 11% TKKMP tái phát. Trên 72% có triệu chứng khó thở nặng và đau ngực.
91,8% có tràn khí nhiều cần phải can thiệp. 35,5% số trường hợp phải phẫu thuật. 2,7% có rò khí
kéo dài. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về thời gian để dẫn lưu khoang mang phổi ở nhóm phẫu
thuật và không phẫu thuật (4,4 so với 6,3 ngày). Thời gian nằm viện nhóm phẫu thuật là 10,1 ngày;
nhóm không phẫu thuật là 7,3 ngày. 80,9% đạt kết quả tốt.
Kết luận: Điều trị tràn khí khoang màng phổi ở người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh
viện đa khoa tỉnh Thái Bình cho kết quả tốt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Hoàng Long Phát, “Tràn khí màng phổi tự phát”,
Bách khoa thư bệnh học, Nhà xuất bản Y học, tr
274-279, 2004.
[2] Nguyễn Văn Tường, “Sinh lí học hô hấp”, Bài giảng
sinh lí học, Nhà xuất bản Y học, tr 78-92, 1990.
[3] Baumann MH et al., “Management of
spontaneous pneumothorax”, American College
of Chest Physicans Delphi Consensus Statement,
Chest (119), pp 590-602, 2001.
[4] Cardillo G et al., “Videothoracoscopic treatment
of primary spontaneous pneumothorax: a 6 years
experience”, Ann Thorac Surg, 69, pp 357-61,
2000.
[5] Caro AG et al., “Effectiveness and
complications of Video - assisted surgery for
primary spontaneous pneumothorax”, Arch
Bronconeumol, 42(2), pp 57-61, 2006.
[6] Tanaka F, Itoh M, Esaki H et al., Secondary
spontaneous pneumothorax. Ann Thorac
Surg 1993 Feb;55(2):372-6, 1993.
[7] Andrew M, Anthony A, John H, Management
of spontaneous pneumothorax: British Thoracic
Society pleural disease guideline 2010. http://
dx.doi.org/10.1136/thx.2010.136986, 2010.
[8] Kawai N, Kawaguchi T, Yasukawa M et al.,
Surgical treatment for secondary spontaneous
pneumothorax: a risk factor analysis. Surg
Today 51, 994–1000 (2021). https://doi.
org/10.1007/s00595-020-02206-0, 2021.