37. ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG GIAO TIẾP CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HOÀN MỸ ĐÀ LẠT

Trịnh Văn Vinh1, Nguyễn Văn Lâm2, Nguyễn Hữu Giàu2, Hoàng Minh Tú2, Phạm Nguyễn Hồng Nguyên3, Võ Thị Hậu2
1 Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Đà Lạt
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
3 Trường Đại học Nam Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Trong môi trường lâm sàng, giao tiếp chuyên nghiệp giữa nhân viên y tế là công cụ truyền đạt thông tin, nền tảng xây dựng sự phối hợp hiệu quả trong chăm sóc người bệnh. Bác sĩ và điều dưỡng là hai lực lượng chủ chốt trong quy trình điều trị, mỗi nhóm đảm nhiệm những vai trò riêng biệt nhưng lại phụ thuộc lẫn nhau trong quá trình ra quyết định và thực hiện các can thiệp y khoa.
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kỹ năng giao tiếp, ứng xử của bác sĩ và điều dưỡng lâm sàng trong thực hành chuyên môn tại Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Đà Lạt.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, phỏng vấn bằng bảng câu hỏi có sẵn, toàn bộ nhân viên y tế gồm 45 bác sĩ 145 điều dưỡng được tiến hành từ tháng 6 năm 2024 đến tháng 01 năm 2025. Kết quả: tuổi trung bình là 28,5 tuổi;thời gian công tác trung bình là 5,5 năm; tần suất diễn đạt nói to và diễn đạt ra lệnh ở mức rất ít khi chiếm chiếm 47,8%, 63,1%; tuần suất ít khi chiếm tỉ lệ 34%, 27,8%; điều dưỡng trao đổi với bác sĩ về tình trạng bệnh nhân là 99.3%, về cơ sở vật chất là 17.2% và về phác đồ điều trị là 89.6% và kế hoạch chăm sóc bệnh nhân là 96.5%; bác sĩ trao đổi với điều dưỡng về tình trạng bệnh nhân là 97.7%, về cơ sở vật chất là 33.3% và về điều trị là 93.3% và kế hoạch chăm sóc bệnh nhân là 95.5%; các nội dung khác lần lượt là 13,1% và 22,2%. Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 185/190 (chiếm 97%) TH đồng ý, rất đồng ý với việc cần có kênh thông tin khuyết danh để chia sẻ khó khăn trong giao tiếp; thống nhất công cụ giao tiếp và ứng xử trong bệnh viện chiếm 89,4% hoàn hoàn đồng ý, 2,1% không ý kiến; tổ chức các buổi huấn luyện, hội thảo hàng tháng nhằm giải quyết những mối quan tâm về giao tiếp có 46,8% hoàn toàn đồng ý, 12,6% không ý kiến; tập huấn các tình huống giao tiếp và ứng xử khi làm việc cùng nhau có 123 TH (chiếm 64,7%) rất đồng ý. 11 TH (chiếm 5,7%) không ý kiến.
Kết luận: Kỹ năng giao tiếp giữa bác sĩ và điều dưỡng nhìn chung hiệu quả, với tỷ lệ trao đổi chuyên môn cao và mức độ hài lòng tích cực. Kết quả nghiên cứu là cơ sở quan trọng để xây dựng chương trình đào tạo phù hợp, nhằm nâng cao phối hợp liên chuyên môn và chất lượng chăm sóc y tế.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Trần Thị Thanh Thủy, Văn hóa tổ chức và một số giải pháp phát triển văn hóa công sở. Tạp chí Tổ chức nhà nước, 2007. 9.
[2] Bộ Y tế. 2014. Tài liệu đào tạo: Quản lý đào tạo liên tục tại bệnh viện. 2014.
[3] BVĐK Hoàn Mỹ Đà Lạt. 2018. Báo cáo năm 2024.
[4] Robinson, F.P., et al. 2010. Perceptions of effective and ineffective nurse–physician communication in hospitals. in Nursing forum. 2010. Wiley Online Library.
[5] Hailu, F.B., C.W. Kassahun, and M.W.J.P.o. Kerie. 2016. Perceived Nurse—Physician Communication in Patient Care and Associated Factors in Public Hospitals of Jimma Zone, South West Ethiopia: Cross Sectional Study. 11(9): p. e0162264.
[6] Nguyễn Văn Hiến and Lê thu Hòa, Bài giảng kỹ năng giao tiếp dành cho cán bộ y tế. 2017, Trường Đại học Y Hà Nội: Nhà xuất bản Y học.
[7] Hoàng Văn Trang. Kỹ năng giao tiếp với người bệnh của nhân viên y tế Bệnh viện Tâm thần Trung ương II [Luận văn Thạc sĩ]. Hà Nội: Học viện Khoa học Xã hội; 2016.