11. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, SỰ BIẾN ĐỔI TỈ LỆ NEUTROPHIL/LYMPHOCYTE VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ Ở BỆNH NHÂN ĐA CHẤN THƯƠNG TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 175

Bùi Việt Hà1, Nguyễn Trung Kiên2, Nguyễn Trường Giang2, Trần Quốc Việt3, Vũ Minh Dương4
1 Học viện Quân y
2 Cục Quân y
3 Bệnh viện Quân y 175
4 Bệnh viện Quân y 103

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và mối liên quan giữa sự biến đổi tỉ lệ neutrophil/lymphocyte (NLR) với kết quả điều trị ở bệnh nhân đa chấn thương điều trị tại Bệnh viện Quân y 175.


Phương pháp: Nghiên cứu mô tả, theo dõi dọc trên 60 bệnh nhân đa chấn thương, được chẩn đoán theo tiêu chuẩn Berlin năm 2014 tại Bệnh viện Quân y 175 từ tháng 6/2024 đến 5/2025. Các số liệu được thu thập tại các thời điểm T0 (nhập viện), T1 (giờ thứ 24 sau vào viện, T2 (giờ thứ 48 sau vào viện).


Kết quả: Phần lớn bệnh nhân là nam giới (73,3%), 86,7% ở độ tuổi 20-60, nguyên nhân chủ yếu do tai nạn giao thông (81,7%). Tổn thương hay gặp là chấn thương ngực (80%) và chấn thương sọ não (61,7), có 40% bị tổn thương ở 2 hệ cơ quan. Thời gian thở máy và thời gian nằm viện có trung vị lần lượt là 4 ngày và 10 ngày. Tỷ lệ tử vong ở đối tượng nghiên cứu là 28,3%. Giá trị NLR tại thời điểm nhập viện của nhóm sống và nhóm tử vong lần lượt là 9,86 và 15,3. NLR thời điểm nhập viện có khả năng tiên lượng tử vong ở bệnh nhân đa chấn thương, diện tích dưới đường cong (AUC) = 0,774 với p < 0,05, điểm cut-off là 8,32 với độ nhạy Se = 100% và độ đặc hiệu Sp = 46%.


Kết luận: Bệnh nhân đa chấn thương điều trị tại Bệnh viện Quân y 175 chủ yếu là nam giới, trong độ tuổi lao động, do tai nạn giao thông. Chấn thương ngực và chấn thương sọ não là 2 tổn thương thường gặp nhất. Giá trị NLR thời điểm nhập viện có ý nghĩa tiên lượng tử vong ở bệnh nhân đa chấn thương.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] World Health Organization. Health topicsinjury, 2021.
[2] Phùng Việt Chiến, Bùi Văn Mạnh, Đặng Văn Ba và cộng sự. Nghiên cứu giá trị tiên lượng tử vong của thang điểm ISS, GAP, MGAP ở bệnh nhân đa chấn thương. Tạp chí Y học Việt Nam, 2023, 530 (1), tr. 255-259.
[3] Imtiaz F, Shafique K, Mirza S.S et al. Neutrophil lymphocyte ratio as a measure of systemic inflammation in prevalent chronic diseases in Asian population. International Archives of Medicine, 2012, 5: 2. DOI: 10.1186/1755-7682-5-2.
[4] Lê Đăng Mạnh. Nghiên cứu biến đổi một số chỉ số đông máu và mối tương quan với yếu tố tiên lượng mức độ nặng ở bệnh nhân đa chấn thương. Luận văn bác sĩ nội trú, Học viện Quân y, 2021.
[5] Wafaisade A, Lefering R, Bouillon B et al. Epidemiology and risk factors of sepsis after multiple trauma: An analysis of 29,829 patients from the trauma registry of the german society for trauma surgery. Crit Care Med., 2011, 39 (4): 621-628. DOI: 10.1097/CCM.0b013e318206d3df.
[6] Cap A, Hunt B.J. The pathogenesis of traumatic coagulopathy. Anaesthesia, 2015, 70 (1): 96-101. DOI: 10.1111/anae.12914.
[7] Mazandarani P.D, Heydari K, Hatamabadi H et al. Acute Physiology and Chronic Health Evaluation (APACHE) III Score compared to Trauma-Injury Severity Score (TRISS) in Predicting Mortality of Trauma Patients. Emerg (Tehran), 2016, 4 (2): 88-91. PMCID: PMC4893757.
[8] Pape H.C, Lefering R, Butcher N et al. The definition of polytrauma revisited: An international consensus process and proposal of the new 'Berlin definition. J Trauma Acute Care Surg, 2014, 77 (5): 780-786. DOI: 10.1097/TA.0000000000000453.
[9] Lâm Võ Hùng, Trần Văn Lời, Võ Văn Đức Khôi và cộng sự. Giá trị bảng điểm chấn thương cải tiến (revised trauma score) trong tiên lượng sống còn bệnh nhân tai nạn giao thông. Kỷ yếu Hội nghị khoa học, Bệnh viện An Giang, 10/2012, tr. 164-171.
[10] Soulaiman S.E, Dopa D, Raad A.T, et al. Cohort retrospective study: The neutrophil to lymphocyte ratio as an independent predictor of outcomes at the presentation of the multi-trauma patient. Int J Emerg Med, 2020, 13 (1): 5. DOI: 10.1186/s12245-020-0266-3.