9. KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỂ HỌC, THÓI QUEN, ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ LÀM TĂNG TRỊ SỐ T-SCORE TRÊN BỆNH NHÂN LOÃNG XƯƠNG TẠI TRUNG TÂM CƠ XƯƠNG KHỚP BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN NĂM 2025
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: (1) Mô tả đặc điểm dịch tể học, thói quen, đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân loãng xương tại Trung tâm Cơ xương khớp, Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản, (2) Xác định một số yếu tố nguy cơ có liên quan đến mức độ loãng xương ở bệnh nhân điều trị nội trú và ngoại trú.
Đối tượng và phương pháp:Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích, tiến hành trên 115 bệnh nhân được chẩn đoán loãng xương từ tháng 01 đến 06 năm 2025. Phương pháp chọn mẫu toàn bộ. Dữ liệu được thu thập qua phỏng vấn trực tiếp và khai thác hồ sơ bệnh án, xử lý bằng phần mềm SPSS 22.0.
Kết quả: Nghiên cứu được thực hiện trên 115 bệnh nhân, trong đó nữ chiếm đa số với 82,6%, chủ yếu ở độ tuổi từ 50 đến 70 (63,5%) và phần lớn làm nghề lao động chân tay (91,3%).Về lâm sàng, triệu chứng phổ biến nhất là đau nhức trong xương (89,6%), tiếp theo là đau lưng (88,7%) và đau, mỏi gối (73%). Đau cổ vai gáy chiếm tỷ lệ thấp nhất (26,1%).Kết quả phân tích cho thấy có mối liên hệ có ý nghĩa thống kê giữa triệu chứng đau nhức trong xương và mức độ loãng xương nặng (T-score ≥ -3.5 SD) với p = 0,023. Ngoài ra, nhóm bệnh nhân không sử dụng rượu bia lại có tỷ lệ loãng xương nặng cao hơn so với nhóm có sử dụng, với p = 0,003. Thời gian mắc bệnh càng dài, tỷ lệ loãng xương nặng càng tăng, đặc biệt nhóm mắc bệnh trên 10 năm có tỷ lệ loãng xương nặng lên đến 50%, với p = 0,01.
Kết luận:Loãng xương có xu hướng phổ biến ở nữ giới, tuổi trung niên trở lên, đặc biệt là người lao động chân tay, béo phì, ít vận động và mắc bệnh lý mạn tính kèm theo. Cần tăng cường sàng lọc và can thiệp sớm đối với các đối tượng nguy cơ.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Loãng xương, T-score, yếu tố nguy cơ, phụ nữ mãn kinh, vận động, tuổi cao.
Tài liệu tham khảo
[2] Hoàng Thị Bích, & cộng sự. (2021). Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân loãng xương tại Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Nội. Tạp chí Y học cổ truyền, 51(4), 25–29.
[3] Nguyễn Thị Thu Hương, & cộng sự. (2022). Đặc điểm đau mạn tính ở bệnh nhân cao tuổi bị loãng xương. Tạp chí Lão khoa Việt Nam, 12(1), 41–46.
[4] Nguyễn Trọng Hưng & Ngô Thị Thu Huyền. (2024). Tình trạng loãng xương của người bệnh đến khám tại Viện Dinh dưỡng năm 2022. Tạp chí Y học Việt Nam, 545(3), 100–103.
[5] Vũ Phương Dung. (2021). Thực trạng loãng xương và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi đến khám bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình [Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Y Hà Nội].
[6] Lê Thị Hằng & Nguyễn Thị Phương Thủy. (2022). Loãng xương nguyên phát ở phụ nữ sau mãn kinh. Tạp chí Y học Việt Nam, 520(1A), 227–231.
[7] Phan Hữu Hên, Cao Đình Hưng, & Trương Quốc Dũng. (2025). Tỷ lệ và yếu tố nguy cơ loãng xương ở bệnh nhân nữ mãn kinh mắc đái tháo đường típ 2 tại Bệnh viện Chợ Rẫy năm 2024. Tạp chí Y học Việt Nam, 546(2), 283–287.