THỰC TRẠNG NHIỄM NẤM MỐC, ALFLATOXIN VÀ TRANG THIẾT BỊ BẢO QUẢN DƯỢC LIỆU TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN THUỘC TỈNH NGHỆ AN, HIỆU QUẢ CAN THIỆP, NĂM 2019
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Áp dụng kỹ thuật nuôi cấy nấm trong môi trường Saboraud xác định tỷ lệ nhiễm nấm trong các vị thuốc đông dược. Áp dụng kỹ thuật sắc ký khí lỏng hiệu năng cao định lượng alflatoxin trong dược liệu. Đầu tư các thiết bị làm thay đổi các điều kiện vi khí hậu làm giảm tỷ lệ nhiễm nấm mốc trong các vị thuốc đông dược.
Vật liệu và phương pháp nghiên cứu: Đề tài thiết kế bằng phương pháp nghiên cứu mô tả và nghiên cứu labo với 505 mẫu dược liệu trong danh mục thuốc thiết yếu theo quy định của Thông tư 05/2015/TT-BYT, 262 mẫu dược liệu tương ứng với 262 mẫu cấy nấm (+) được xét nghiệm định lượng alflatoxin, 10 bệnh viện có hoạt động chuyên môn về y học cổ truyền tại tỉnh Nghệ An năm 2019 được bổ sung các thiết bị điều hòa nhiệt độ, máy hút ẩm, túi hút ẩm, quạt thông gió.
Kết quả: Đã xác định tỷ lệ nhiễm nấm mốc ở dược liệu là 51,8%, tỷ lệ nhiễm alflatoxin chung ở dược liệu là 4,75%, tỷ lệ nhiễm alflatoxin ở các mẫu dược liệu cấy nấm (+) là 9,10%, trong đó, tỷ lệ các mẫu có hàm lượng alflatoxin vượt tiêu chuẩn Việt Nam QCVN 8-1:2011/BYT trong các mẫu có nhiễm alflatoxin là 66,7%(16/24). 100% các kho dược liệu không đạt các điều kiện vi khí hậu bảo quản dược liệu (nhiệt độ trung bình > 30°C, độ ẩm trung bình > 70%, tốc độ gió trung bình < 0,5m/s). 100% các kho dược liệu không được trang bị các thiết bị hút ẩm, điều hòa nhiệt độ và độ ẩm.
Kết luận: Tỷ lệ nhiễm nấm mốc trong dược liệu tại một số bệnh viện tại Nghệ An tương đối cao 51,8%. Việc đầu tư trang thiết bị làm giảm đáng kể tỷ lệ nhiễm nấm mốc từ 51,8% xuống còn 18,99%.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Nấm, dược liệu, alflatoxin.
Tài liệu tham khảo
2. Ministry of Health, Circular 05/2015/TT-BYT, issuing the List of herbal medicines and traditional ingredients covered by health insurance fund, 2015.
3. Hai NT, Study and usage of HPLC 1200 chromatography devices for analyzing alflatoxin content in several agricultural products and foods, Institute of Life SCIENCES, Findings of scientific thesis, University of Agriculture and Forestry, 2018.
4. Huong BTM, Tuyen LD, “Mycotoxins contamination in cereals: Health risks of people in Lao Lai Province” Journal of Preventive Medicine, 2012, Volume 22, Edition 2(128), Pages 33-38.
5. Nga ND, Khanh NTK, Pho V, “Survey of mould contamination and aflatoxin B1 in some kinds of material medicine in District 5 – Ho Chi Minh City”, Ho Chi Minh City Journal of Medicine, 2012, “Volume 16” Supplement 1, Pages 93 – 96.
6 Ajfand, Africa Scholarly Science Communications Trust, African Jounal of Food Agricuture, Nutrition and Development, 2016, Vol.16(3), pp.10992-11003.
7. World Health Organization, Jont FAO/WHO Food Standards Programe Condex Committee On Contannamnts In Foods, Food and Agriculture Organization of the United Nations, 2013, pp.118.
8. World Health Organization, Jont Fao/WHO Food Standards, Programe Condex Committee On Contannamnts In Foods, Food and Agriculture Organization of the United Nations, 2018, 178 pp.