KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHÒNG THIẾU MÁU DINH DƯỠNG Ở PHỤ NỮ ĐỘ TUỔI SINH ĐẺ ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BÌNH DƯƠNG NĂM 2019

Huỳnh Minh Chín1, Trần Phương Nam2, Nguyễn Minh Đăng2, Trần Thị Phương Lan2, Nguyễn Hồng Chương3, Võ Thị Kim Anh4
1 Sở Y tế tỉnh Bình Dương
2 Bệnh viện đa khoa Nam Anh, Bình Dương
3 Bệnh viện Dĩ An, Bình Dương
4 Trường Đại học Thăng Long

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ kiến thức và thực hành tốt về phòng chống thiếu máu ở phụ nữ độ tuổi sinh đẻ đến khám bệnh tại Bệnh viện đa khoa (BVĐK) tỉnh Bình Dương năm 2019.


Phương pháp: Thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả. Nghiên cứu thực hiện bằng phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu theo bộ câu hỏi cấu trúc.


Kết quả: Điểm kiến thức về phòng chống thiếu máu của đối tượng nghiên cứu rất thấp trung bình là 26,2 ± 3,9 điểm (thang điểm 0-51). Điểm thực hành về phòng chống thiếu máu của đối tượng nghiên cứu trung bình là 7,7 ± 1,8 điểm (thang điểm 0-11). Tỷ lệ kiến thức chung đúng về phòng chống thiếu máu của phụ nữ tuổi sinh đẻ rất thấp, chỉ đạt 12,4%, tuy nhiên tỷ lệ thực hành chung tốt tương đối cao hơn với 52,2%. Tỷ lệ thực hành tốt ở nhóm 40-49 tuổi thấp hơn  nhóm 18-29 tuổi (OR=0,32; 95%CI: 0,12-0,78; p<0,05). Ở nhóm trình độ học vấn tiểu học thấp hơn so với nhóm THPT (OR= 0,18; 95%CI: 0,06-0,47; p<0,05) và nhóm THCS (OR=0,42; 95%CI: 0,21-0,86; p<0,05).


Kết luận: Kiến thức và thực hành phòng chống thiếu máu ở phụ nữ tuổi sinh đẻ đến khám bệnh tại BVĐK tỉnh Bình Dương còn nhiều hạn chế, cần chú trọng công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe và cung cấp các giải pháp hỗ trợ, nhằm cải thiện tình trạng thiếu máu ở phụ nữ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ministry of Health - Institute of Nutrition, Guidelines for monitoring child malnutrition rates 2014, 7/7/2014 Update table, 2014, 24-38.
2. Ministry of Health, National Strategy for Nutrition 2001-2010, 2001, pp. 21-27.
3. Hien PTT, Hanh TTM, "Anemia in female workers 18 - 49 years old at Hoa Binh Rubber Joint Stock Company Ba Ria - Vung Tau 2013". Journal of Preventive Medicine, Volume XXIV (No. 10), 2014, 90.
4. Hung PH, Effect of positive communication on meal diversity and nutritional status of mothers and children, Doctor of Medicine Thesis, major in Community Nutrition, Institute of Nutrition, 2010.
5. Mai HT, The effectiveness of educational communication and folic acid supplementation on improving nutritional status and anemia of women aged 20-35 years old in 3 communes, Tan Lac district, Hoa Binh province , Doctoral Thesis in Community Nutrition, Specialization in Community Nutrition, National Institute of Nutrition, 2013.
6. Phuong NTL, Lan L, Nga NT, "Evaluation of nutritional status, anemia and knowledge and practice of anemia prevention of female workers in three factories in Binh Duong province and Ho Chi Minh City. Ho Chi Minh in 2014". Journal of Nutrition and Food, volume 11 (No. 1), 2015.
7. Tuan NM, Mobilizing community resources to take care of nutrition for children under 5 years old of ethnic minorities in Thai Nguyen, Doctor of Medicine Thesis, National Institute of Hygiene and Epidemiology, 2009.
8. Thuy VTT, "The status of nutritional anemia in women 20-35 years old in 3 communes of Yen Minh district, Ha Giang province". Journal of Practical Medicine, (No. 1114), 1-7, 2019.
9. Godfrey KM, Redman CWG, Barker DJP et al., "The effect of maternal anemia and iron deficiency on the ratio of fetal weight to placental weight". Gynaec 98, 1991, 86-91.
10. Smith LC, Haddad LJ, Explaining child malnutrition in developing countries: A cross-country analysis, Intl Food Policy Res Inst, 2000.
11. WHO, United Nations (UN), UNICEF, Iron deficiency anaemia, assessment, prevention and control: a guide for programme managers: a guide for programme managers. Geneva, Switzerland, 2001.