NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG Ở NGƯỜI BỆNH ẤU TRÙNG GIUN ĐŨA CHÓ, MÈO TẠI TRUNG TÂM MEDIC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2018 - 2019
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Bệnh nhiễm Toxocara spp. là bệnh ký sinh trùng lây truyền từ động vật sang người do sự di chuyển của ấu trùng Toxocara canis ở chó và Toxocara cati ở mèo, đang trở thành vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng. Việc chẩn đoán bệnh ấu trùng giun đũa chó, mèo ở người còn gặp nhiều khó khăn do biểu hiện lâm sàng không đặc hiệu, có thể dẫn đến bệnh kéo dài và gây các biến chứng.
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm mô tả triệu chứng lâm sàng, các thay đổi cận lâm sàng ở người bệnh ấu trùng giun đũa chó, mèo.
Phương pháp:
Nghiên cứu mô tả cắt ngang và phân tích.
Kết quả:
Tuổi trung bình là 41 ± 15 tuổi, nhóm tuổi 20 - < 60 tuổi chiếm 75,9%. Tỷ lệ phân bố giới nữ nhiều hơn nam. Các triệu chứng thường gặp nhất ở da, niêm mạc (77,5%), sau đó là các biểu hiện thần kinh (35,0%), tiêu hóa (31,7%) và hô hấp (21,7%). Tất cả bệnh nhân đều có tăng số lượng bạch cầu ái toan trong máu ngoại biên nhưng 91,7% tăng mức độ nhẹ (từ 500 - < 1.500 tế bào/mm3). Nồng độ IgE toàn phần trong huyết thanh trung bình là 764,7 ± 630,6 IU/mL, 43,3% có IgE tăng dưới 4 lần giới hạn bình thường (từ 130 - < 520 IU/mL). Mật độ quang của anti-Toxocara spp. IgG trung bình là 1,51 ± 0,85, phân bố giá trị từ 0,36 - 3,50.
Kết luận:
Triệu chứng lâm sàng bệnh ấu trùng giun đũa chó, mèo ở người đa dạng, biểu hiện ở nhiều cơ quan. Bạch cầu ái toan trong máu ngoại biên, nồng độ IgE toàn phần huyết thanh và kháng thể kháng Toxocara spp. IgG là các thông số cận lâm sàng quan trọng chẩn đoán bệnh ấu trùng giun đũa chó, mèo ở người.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Bệnh ấu trùng giun đũa chó, mèo ở người, bạch cầu ái toan, nồng độ IgE toàn phần, anti-Toxocara spp. IgG.
Tài liệu tham khảo
[2] Chuong NV, Quang HH, Tuan BV, Study of several clinical, paraclinical characteristics on Human toxocariasis in Central Highlands of Vietnam and treatment efficiency of albendazole. Journal of prevention from malaria and parasitic diseases, 2014, 4:3-13.
[3] Pawlowski Z, Toxocariasis in humans: Clinical expression and treatment dilemma. Journal of Helminthology, 2001, 75(4):299-305.
[4] Phuc LDV, Study on clinical and paraclinical epidemiological characteristics of patients with serum in diagnosing positive Toxocara spp. and the prevalence of Toxocariasis under case definition of Pawlowski. Vietnam Journal of Infectious Diseases, Edition 2014, 3(7):21-5.
[5] Ministry of Health, Decision No. 4283/QĐ-BYT dated 8/8/2016 on Documents defining the cases of infectious diseases, 2016.
[6] De NV, Minh PN, Lien PH et al., Clinical manifestations of human toxocariasis and species identification by molecular biology of toxocara species on human. Journal of prevention from malaria and parasitic diseases (The 41th scientific special subject and training conference on parasite of the whole country), 2014, 49-54.
[7] Binh DN, Thang DV, Nam LV et al., The initial evaluation ò results after one treatment month for Toxocariasis patient by albendazole therapy. Practical Medicine, 2019, 1123(12):123-6.
[8] Auer H, Walochnik J, Toxocariasis and the clinical spectrum. Adv. Parasitol.,2020, 109:111-30.
[9] Linh DTP, Son LT, Nga DT, Evaluation of several biochemical and hematological index on patients infected by Toxocara spp. larva, Medicine of Ho Chi Minh City, 2013, 17 (supplement edition 1):105-9.
[10] Binh DN, Nam LV, Thang DV et al., Remarks of several biochemical and hematological index and immune on patients infected by Toxocara spp. larva, Military Medicine and Pharmaceutics, 2020, (Special edition):312-8.
[11] Glickman LT, Magnaval JF, Domanski LM, Visceral larva migrans in French adults. A new disease syndrome? Am J Epidemiol., 1987, 125(6):1019-34.