THỰC TRẠNG NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN Ở NGƯỜI BỆNH COVID-19 TẠI BỆNH VIỆN DÃ CHIẾN – TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN HÒA VANG NĂM 2020

Chu Tiến Thành1, Trương Anh Thư1, Chu Văn Thăng2, Nguyễn Đại Vĩnh3, Trần Thị Dung1, Đỗ Ngọc Sơn1, Phạm Thế Thạch1, Vương Xuân Toàn1, Nguyễn Quang Tuấn1
1 Bệnh viện Bạch Mai
2 Trường Đại học Y Hà Nội
3 Trung Tâm Y tế Huyện Hòa Vang

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ, phân bố, tác nhân gây bệnh và một số yếu tố liên quan của nhiễm khuẩn bệnh viện ở người bệnh COVID-19 tại Bệnh viện Dã chiến - Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang năm 2020.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả áp dụng kỹ thuật điều tra cắt ngang được thực hiện trên 254 NB COVID-19.


Kết quả: Trong số 254 người bệnh (NB) đủ tiêu chuẩn nghiên cứu, tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện là 7,1%. Trong đó, nhiễm khuẩn phổi chiếm tỷ lệ cao nhất (78,3%), tiếp theo nhiễm khuẩn huyết (13,1%), nhiễm khuẩn vết mổ (4,3%). Tác nhân gây bệnh chủ yếu là K.pneumoniae chiếm tỷ lệ cao nhất (29,6%), tiếp theo là A.baumannii (14,8%). Các yếu tố nguy cơ gây nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) ở NB COVID-19 qua phân tích hồi quy logistic là bệnh máu (OR = 0,06; p < 0,05), khối hồi sức (OR = 972,6; p < 0,05) và đặt ống thông tĩnh mạch trung tâm (OR = 19,1; p < 0,05). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,01) về tỷ lệ tử vong ở nhóm NB mắc NKBV và nhóm NB không NKBV, theo đó nhóm NB mắc NKBV (77,8%) có tỷ lệ tử vong cao hơn nhóm NB không NKBV (1,3%) (OR = 271,8; KTC 95%: 55,4 - 1334,5).


Kết luận: Nhiễm khuẩn phổi là loại nhiễm khuẩn bệnh viện phổ biến nhất ở NB COVID-19. Hầu hết tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện phân lập được là vi khuẩn Gram (-) đa kháng kháng sinh như K.pneumoniaeA.baumannii. Tỷ lệ tử vong cao nhất ở NB có viêm phổi bệnh viện. Những nghiên cứu tiếp theo cần được thực hiện để tìm hiểu về yếu tố nguy cơ và biện pháp phòng ngừa viêm phổi bệnh viện ở NB COVID -19.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. WHO Coronavirus (COVID-19) Dashboard, https://covid19.who.int. Accessed 20 September 2021
2. Weekly epidemiological update - 27 January 2021, https://www.who.int/publications/m/item/weekly-epidemiological-update---27-january-2021. Accessed 10 September 2021
3. Carter B, Collins JT, Barlow-Pay F et al., Nosocomial COVID-19 infection: examining the risk of mortality. The COPE-Nosocomial Study (COVID in Older PEople). Journal of Hospital Infection, 2020; 106(2): 376-384
4. Minister of Health, Guidelines for surveillance of hospital-acquired infections. QĐ 3916/QD-BYT, 2017.
5. He Y, Li W, Wang Z, et al., Nosocomial infection among patients with COVID-19: A retrospective data analysis of 918 cases from a single center in Wuhan, China. Infection Control & Hospital Epidemiology, 2020;41(8): 982-983.
6. Víctor MT, Carmen DM, Sara DLF et al., Bacterial infections in patients hospitalized with COVID‑19, Internal and Emergency Medicine, 2021.
7. Garcia-Vidal C, Sanjuan G, Moreno-García E et al., Incidence of co-infections and superinfections in hospitalized patients with COVID-19: a retrospective cohort study. Clin Microbiol Infect, 2021; 27(1): 83-88.
8. Cheng K, He M, Shu Q et al., Analysis of the Risk Factors for Nosocomial Bacterial Infection in Patients with COVID-19 in a Tertiary Hospital. RMHP, 2020; 13:2593-2599.