MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH SÂU RĂNG CỦA HỌC SINH TẠI 2 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ THÁI BÌNH NĂM 2020
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 424 học sinh nhằm đánh giá kiến thức, thực hành về chăm sóc răng miệng và một số yếu tố liên quan đến bệnh sâu răng của học sinh tại 2 trường Trung học cơ sở Kỳ Bá và Phú Xuân, thành phố Thái Bình. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: Học sinh nữ (64,8%) có nguy cơ sâu răng cao hơn học sinh nam (35,2%) với p <0,05 (OR=2,35; 95%CI: 1,55-3,56). Có sự khác biệt về tình trạng sâu răng ở vùng thành thị và nông thôn: học sinh tại trường Phú Xuân có tỷ lệ sâu răng cao hơn với học sinh trường Kỳ Bá (46,6%; 25,7%; p<0,05). Sử dụng tăm xỉa răng có nguy cơ sâu răng cao hơn (OR=1,71, 95%CI: 1,12-3,24). Học sinh không chải răng hàng ngày nguy cơ sâu răng cao hơn so với học sinh chải răng hàng ngày (OR=9,23, 95%CI: 2,19-39,2). Súc miệng sau khi ăn sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh SR (OR=4,18, 95%CI: 2,14-8,15). Học sinh thường xuyên ăn đồ ngọt thì nguy cơ mắc SR tăng hơn với nhóm học sinh không thường xuyên ăn đồ ngọt (OR=2,37, 95%CI: 1,55-3,62). Nguy cơ sâu răng sẽ tăng nếu học sinh không thường xuyên đi khám răng định kỳ (OR=2,02, 95%CI: 1,27-3,23).
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Yếu tố liên quan đến bệnh sâu răng, học sinh trung học cơ sở.
Tài liệu tham khảo
2. Listl S, Galloway J, Mossey PA el at., "Global Economic Impact of Dental Diseases", J Dent Res 2015, 94(10), 1355-1361.
3. World Health Organization, "The World Oral Health Report", 2003.
4. Hai TD, Study on the current state of oral health in Vietnam in the period 2015-2019, Ministry of Health, Hanoi, 2019.
5. Costa SM, Martins CC, Pinto MQC et al., "Socioeconomic Factors and Caries in People between 19 and 60 Years of Age: An Update of a Systematic Review and Meta-Analysis of Observational Studies", Int J Environ Res Public Health, 2018, 15(8)
6. Ngoc VTN, Children's teeth, Vietnam Education Publishing House, 2015.