ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUANG ĐÔNG THỂ MI BẰNG LASER VI XUNG CHỌN LỌC TRÊN BỆNH NHÂN GLÔCÔM TUYỆT ĐỐI

Hoàng Thị Kiều Hậu1, Phạm Thị Thủy Tiên2, Trang Thanh Nghiệp2, Nguyễn Phạm Trung Hiếu3
1 BV ĐK tỉnh Bình Dương
2 BV Mắt TP HCM
3 Trường ĐH Y Dược TP HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả hạ nhãn áp và độ an toàn của phương pháp Quang đông thể mi (QĐTM) bằng laser diode 810nm vi xung chọn lọc với chu kỳ xung 31,3% trên bệnh nhân glôcôm tuyệt đối.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp tiến cứu được thực hiện trên 64 mắt từ tháng 10/2020 đến tháng 04/2021tại Bệnh viện Mắt TP Hồ Chí Minh.


Kết quả: Nghiên cứu bao gồm 64 bệnh nhân: 26 bệnh nhân là nữ và 38 bệnh nhân là nam, tuổi trung bình là 56,1 ± 2,1. Nhãn áp trung bình trước phẫu thuật là 45,9 ± 11,1 mmHg và 25,8 ± 13,8 mmHg sau phẫu thuật. Mức giảm nhãn áp trung bình lần lượt là 42,4%; 33,5%; 39,1%; 45,5% sau phẫu thuật 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng (p<0,001). Sau QĐTM bằng laser vi xung chọn lọc ghi nhận tỉ lệ 93,7% bệnh nhân cải thiện mức độ đau. Số lượng thuốc hạ nhãn áp trung bình được sử dụng trước phẫu thuật là 3,5 loại thuốc và giảm xuống 1,6 loại sau phẫu thuật 6 tháng. Không có biến chứng nặng nào được ghi nhận trong và sau phẫu thuật.


Kết luận: Điều trị quang đông thể mi vi xung chọn lọc với chu kỳ xung 31,3% là phương pháp hiệu quả và an toàn giúp hạ nhãn áp và giảm đau trong bệnh glôcôm tuyệt đối.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Aquino MC, Barton K, Tan AM et al., "Micropulse versus continuous wave transscleral diode cyclophotocoagulation in refractory glaucoma: a randomized exploratory study". Clin Exp Ophthalmol, 2015, 43 (1), 40-6.
2. Benhatchi N, Bensmail D, Lachkar Y, "Benefits of SubCyclo Laser Therapy Guided by High-frequency Ultrasound Biomicroscopy in Patients With Refractory Glaucoma". J Glaucoma, 2019, 28 (6), 535-539.
3. Chen MF, Kim CH, Coleman AL, "Cyclodestructive procedures for refractory glaucoma". Cochrane Database Syst Rev, 2019, 3 (3), Cd012223.
4. Emanuel ME, Grover DS, Fellman RL et al., "Micropulse Cyclophotocoagulation: Initial Results in Refractory Glaucoma". J Glaucoma, 2017, 26 (8), 726-729.
5. Kuchar S, Moster MR, Reamer CB et al., "Treatment outcomes of micropulse transscleral cyclophotocoagulation in advanced glaucoma". Lasers Med Sci, 2016, 31 (2), 393-6.
6. Li Z, Song Y, Chen X et al., "Biological Modulation of Mouse RPE Cells in Response to Subthreshold Diode Micropulse Laser Treatment". Cell Biochem Biophys, 2015, 73 (2), 545-552.
7. Pastor SA, Singh K, Lee DA et al., "Cyclophotocoagulation: a report by the American Academy of Ophthalmology". Ophthalmology, 2001, 108 (11), 2130-8.
8. Sanchez FG, Lerner F, Sampaolesi J et al., "Efficacy and Safety of Micropulse® Transscleral Cyclophotocoagulation in Glaucoma". Arch Soc Esp Oftalmol, Eficacia y seguridad de la ciclofotocoagulación transescleral con micropulsos en el tratamiento del glaucoma., 2018, 93 (12), 573-579.
9. Tham YC, Li X, Wong TY et al., "Global prevalence of glaucoma and projections of glaucoma burden through 2040: a systematic review and meta-analysis". Ophthalmology, 2014, 121 (11), 2081-90.
10. Zaarour K, Abdelmassih Y, Arej N et al., "Outcomes of Micropulse Transscleral Cyclophotocoagulation in Uncontrolled Glaucoma Patients". J Glaucoma, 2019, 28 (3), 270-275.