46. MÔ HÌNH NIỀM TIN SỨC KHỎE VÀ SỰ DO DỰ TIÊM CHỦNG VẮC-XIN PHÒNG COVID-19 Ở THAI PHỤ TẠI ĐÀ NẴNG, VIỆT NAM

Nguyễn Thị Minh Trang1, Nguyễn Thu Uyên2, Võ Trần Trọng Bình1, Nguyễn Thị Thu An1
1 Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
2 Trung tâm Y tế Quận 8, thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm khảo sát tỉ lệ do dự tiêm chủng vắc-xin COVID-19, mô hình niềm tin sức khỏe liên quan đến tiêm chủng, và mối liên quan giữa mô hình niềm tin sức khỏe và do dự tiêm chủng ở thai phụ tại Đà Nẵng, Việt Nam.


Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện tại Bệnh viện Phụ Sản - Nhi Đà Nẵng từ tháng 2 đến tháng 7 năm 2022. Mẫu gồm 535 thai phụ được chọn liên tiếp, đáp ứng tiêu chí chọn mẫu. Dữ liệu được thu thập qua phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi cấu trúc, dựa trên mô hình niềm tin sức khỏe.


Kết quả: Tỉ lệ do dự hoặc từ chối tiêm chủng vắc-xin COVID-19 là 66,5%. Về mô hình niềm tin sức khỏe, 60,6% đánh giá tính nhạy cảm cao; 58,1% nhận thức mức độ nghiêm trọng ở mức trung bình; rào cản được đánh giá thấp (41,7%) và trung bình (46,5%); 60,4% đánh giá lợi ích trung bình; 36,8% nhận gợi ý hành động cao. Các yếu tố mức độ nghiêm trọng, lợi ích và gợi ý hành động làm giảm do dự tiêm chủng, trong khi rào cản trung bình và cao làm tăng do dự. Không có mối liên quan giữa tính nhạy cảm và do dự.


Kết luận: Tỉ lệ do dự tiêm chủng vắc-xin COVID-19 ở thai phụ tại Đà Nẵng còn ở mức cao. Các yếu tố của mô hình niềm tin sức khỏe, trừ tính nhạy cảm, có liên quan đến do dự tiêm chủng. Cần tăng cường truyền thông về mức độ nghiêm trọng, lợi ích của vắc-xin, giảm rào cản và cung cấp gợi ý hành động để thúc đẩy tiêm chủng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Allotey J, Stallings E, Bonet M, Yap M, Chatterjee S, Kew T et al. Clinical manifestations, risk factors, and maternal and perinatal outcomes of coronavirus disease 2019 in pregnancy: living systematic review and meta-analysis. BMJ, 2020, 370: m3320.
[2] Nguyen L.H, Hoang M.T, Nguyen L.D, Ninh L.T, Nguyen H.T.T, Nguyen A.D et al. Acceptance and willingness to pay for COVID-19 vaccines among pregnant women in Vietnam. Trop Med Int Health, 2021, 26 (10): 1303-13.
[3] Rosenstock I.M, Strecher V.J, Becker M.H. Social learning theory and the Health Belief Model. Health Educ Q, 1988, 15 (2): 175-83.
[4] Bộ Y tế. Quyết định số 4689/QĐ-BYT ngày 06/10/2021 Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19, https://vncdc.gov.vn/mediacenter/media/files/1012/10-2021/203_1633700418_55461604a42caeeb.pdf, 2021.
[5] Tao L, Wang R, Han N, Liu J, Yuan C, Deng L et al. Acceptance of a COVID-19 vaccine and associated factors among pregnant women in China: a multi-center cross-sectional study based on health belief model. Hum Vaccin Immunother, 2021, 17 (8): 2378-88.
[6] WHO. COVID-19 vaccines: Safety surveillance manual, https://www.who.int/publications/i/item/10665338400, 2021. Accessed on 20/11/2021.
[7] Battarbee A.N, Stockwell M.S, Varner M, Newes-Adeyi G, Daugherty M, Gyamfi-Bannerman C et al. Attitudes Toward COVID-19 Illness and COVID-19 Vaccination among Pregnant Women: A Cross-Sectional Multicenter Study during August-December 2020. Am J Perinatol, 2022, 39 (1): 75-83.
[8] Geoghegan S, Stephens L.C, Feemster K.A, Drew R.J, Eogan M, Butler K.M. This choice does not just affect me. Attitudes of pregnant women toward COVID-19 vaccines: a mixed-methods study. Hum Vaccin Immunother, 2021, 17 (10): 3371-6.
[9] Wang R, Tao L, Han N, Liu J, Yuan C, Deng L et al. Acceptance of seasonal influenza vaccination and associated factors among pregnant women in the context of COVID-19 pandemic in China: a multi-center cross-sectional study based on health belief model. BMC Pregnancy Childbirth, 2021, 21 (1): 745.
[10] Hosokawa Y, Okawa S, Hori A, Morisaki N, Takahashi Y, Fujiwara T et al. The Prevalence of COVID-19 Vaccination and Vaccine Hesitancy in Pregnant Women: An Internet-based Cross-sectional Study in Japan. J Epidemiol, 2022, 32 (4): 188-94.