10. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ TỶ LỆ CHẬM TĂNG TRƯỞNG KHI SINH CỦA TRẺ RẤT NON THÁNG TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG NĂM 2024
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và xác định tỷ lệ, các yếu tố liên quan đến chậm tăng trưởng khi sinh ở trẻ rất non tháng tại Trung tâm Sơ sinh, Bệnh viện Phụ Sản Trung ương năm 2024.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu, theo dõi dọc, được thực hiện trên 285 trẻ sơ sinh rất non tháng (tuổi thai từ 28 tuần đến dưới 32 tuần) đáp ứng tiêu chuẩn lựa chọn trong thời gian từ tháng 6/2024 đến tháng 4/2025. Dữ liệu được thu thập từ hồ sơ bệnh án và theo dõi diễn tiến lâm sàng. Phân tích số liệu bằng phần mềm Stata 16 với các kiểm định thống kê phù hợp.
Kết quả: Tỷ lệ chậm tăng trưởng khi sinh là 13,7%. Cân nặng khi sinh ở nhóm chậm tăng trưởng khi sinh thấp hơn đáng kể so với nhóm không chậm tăng trưởng khi sinh (997,4g so với 1405,9g, p < 0,001). Trẻ chậm tăng trưởng khi sinh cần thời gian nuôi dưỡng tĩnh mạch dài hơn nhóm không chậm tăng trưởng khi sinh (8,0 ngày so với 5,9 ngày, p = 0,001). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về thời điểm bắt đầu ăn hoặc đạt mức 130 ml/kg/ngày giữa hai nhóm.
Kết luận: Chậm tăng trưởng khi sinh vẫn là vấn đề đáng quan tâm ở trẻ rất non tháng. Cân nặng thấp khi sinh và kéo dài thời gian nuôi tĩnh mạch là các yếu tố nguy cơ chính. Việc theo dõi tăng trưởng và can thiệp dinh dưỡng hợp lý ngay từ đầu có vai trò quan trọng trong chăm sóc nhóm trẻ nguy cơ cao này.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Trẻ rất non tháng, chậm tăng trưởng khi sinh, cân nặng khi sinh, nuôi dưỡng tĩnh mạch.
Tài liệu tham khảo
[2] Wang B, Sun J, Sun Y, et al. A clinical analysis of very and extremely low birth weight preterm infants. American Journal of Translational Research, 2021, 13 (8): 9395.
[3] Tronchin D, Tsunechiro M.A. Very low-weight preterm infants: from birth until the first year of age. Revista Gaucha de Enfermagem, 2007, 28 (1): 79-88.
[4] Thi Huyen Anh N, Manh Thang N, Thanh Huong T. Maternal and perinatal outcomes of hypertensive disorders in pregnancy: Insights from the National Hospital of Obstetrics and Gynecology in Vietnam. Plos one, 2024, 19 (1): e0297302.
[5] Nguyen N, Savitz D, Thorp J. Risk factors for preterm birth in Vietnam. International Journal of Gynecology & Obstetrics, 2004, 86 (1): 70-8.
[6] Kavurt S, Celik K. Incidence and risk factors of postnatal growth restriction in preterm infants. The Journal of Maternal-Fetal & Neonatal Medicine, 2018, 31 (8): 1105-7.
[7] Lyu Y, Zhu D, Wang Y et al. Current epidemiology and factors contributing to postnatal growth restriction in very preterm infants in China. Early human development, 2022, 173: 105663.
[8] Roggero P, Gianni M.L, Orsi A et al. Implementation of nutritional strategies decreases postnatal growth restriction in preterm infants. PLoS One, 2012, 7 (12): e51166.
[9] Bertino E, Boni L, Coscia A, Occhi L, Milani S. Postnatal weight increase and growth velocity of preterm very low birth weight infants: perspectives on absolute velocity charts. Handbook of Growth and Growth Monitoring in Health and Disease, 2012: 365-376.