8. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU ĐỘNG MẠCH CẤP MÁU CHO ĐẠI TRÀNG TRÊN XÁC NGƯỜI VIỆT NAM TRƯỞNG THÀNH

Nguyễn Thanh Vân1, Trang Mạnh Khôi2, Lê Văn Đảm1
1 Trường Đại học Trà Vinh
2 Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm mô tả các đặc điểm giải phẫu của động mạch cấp máu cho đại tràng ở người Việt Nam, bao gồm nguyên ủy, phân nhánh và các nối mạch, đồng thời ghi nhận các biến thể hiếm gặp.


Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 32 thi thể người Việt Nam trưởng thành (20 nam, 12 nữ) được xử lý formalin tại Bộ môn Giải phẫu học, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Phẫu tích được thực hiện để xác định nguyên ủy, đường kính, chiều dài, số nhánh bên và các nối mạch của động mạch mạc treo tràng trên và động mạch mạc treo tràng dưới. Các cấu trúc như động mạch biên Drummond, cung mạch Riolan và đường mạch uốn khúc Moskowitz cũng được khảo sát.


Kết quả: Chiều dài trung bình đại tràng là 114,60 ± 16,15 cm. Động mạch mạc treo tràng trên khởi phát chủ yếu từ 1/3 giữa và dưới đốt sống L1 (37,5% và 43,75%), đường kính 7,45 ± 1,04 mm, phân chia 2-5 nhánh bên. Động mạch mạc treo tràng dưới khởi phát từ 1/3 giữa và dưới L3 (25% và 43,75%), đường kính 2,72 ± 0,65 mm, phân chia 2-3 nhánh bên. Động mạch biên Drummond hiện diện ở 100% mẫu, cung mạch Riolan ở 37,5% và đường mạch uốn khúc Moskowitz ở 6,25%. Một trường hợp hiếm gặp động mạch mạc treo tràng giữa được ghi nhận, khởi phát trực tiếp từ động mạch chủ bụng, cung cấp máu cho đại tràng ngang và đại tràng góc lách.


Kết luận: Các đặc điểm giải phẫu động mạch cấp máu cho đại tràng ở người Việt Nam cho thấy sự đa dạng về nguyên ủy, phân nhánh, vòng nối mạch và phát hiện mới về động mạch mạc treo tràng giữa. Những biến thể này có ý nghĩa quan trọng trong phẫu thuật đại trực tràng và chẩn đoán hình ảnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Michels N.A. Blood supply and anatomy of the upper abdominal organs with a descriptive atlas. Philadelphia: Lippincott Company, 1965, p. 280-91.
[2] Nelson T.M, Pollak R, Jonasson O, Abcarian H. Anatomic variants of the celiac, superior mesenteric, and inferior mesenteric arteries and their clinical relevance. Clin Anat, 1988, 1: 75-91.
[3] Sonneland J. The arterial supply of the colon. Surg Gynecol Obstet, 1958, 106: 385-96.
[4] Basmajian J.V. The marginal anastomoses of the arteries to the large intestine. Surg Gynecol Obstet, 1954, 99 (5): 614-6.
[5] Keese M, Schmitz-Rixen T, Schmandra T. Chronic mesenteric ischemia: time to remember open revascularization. World J Gastroenterol, 2013, 19 (9): 1333-7.
[6] Moskowitz M, Zimmerman H, Felson B. The meandering mesenteric artery of the colon. Am J Roentgenol Radium Ther Nucl Med, 1964, 92: 1088-99.
[7] Benton R.S, Cotter W.B. A hitherto undocumented variation of the inferior mesenteric artery in man. Anatomy Rectum, 1963, 145: 171-3.
[8] Lawdahl R.B, Keller. The middle mesenteric artery. Radiology, 1987, 165 (2): 371-2.
[9] Gamo E, Jiménez C, Pallares E, Simón C, Valderrama F, Sañudo J.R et al. The superior mesenteric artery and the variations of the colic patterns. Surg Radiol Anat, 2016, 38: 519-29.
[10] Kachlik D, Baca V. Macroscopic and microscopic intermesenteric communications. Biomed Pap Med Fac Univ Palacky Olomouc Czech Repub, 2006, 150 (1): 121-4.
[11] Milnerowicz S, Milnerowicz A, Taboła R. A middle mesenteric artery. Surg Radiol Anat, 2012, 34 (10): 973-5.
[12] Dirrigl A.M, Dujmovic A, Brkljacic B, Radanovic B, Lusic M, Belicza M et al. Middle mesenteric artery arising from an inflammatory infrarenal aortic aneurysm. J Vasc Surg, 2009, 49 (2): 474-7.