3. ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA NGHIỆM PHÁP MULLER TRONG CHẨN ĐOÁN VỊ TRÍ TẮC NGHẼN ĐƯỜNG THỞ TRÊN TRONG HỘI CHỨNG NGỦ NGÁY/NGỪNG THỞ KHI NGỦ

Đào Đình Thi1, Nguyễn Trung Hiếu2, Nguyễn Tuấn Sơn3, Nguyễn Quang Hùng4
1 Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương
2 Đại học Y Hà Nội
3 Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội
4 Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá vai trò của nghiệm pháp Muller trong chẩn đoán vị trí tắc nghẽn đường thở trên trong hội chứng ngủ ngáy/ngừng thở khi ngủ.


Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu được thực hiện trên 34 bệnh nhân điều trị ngủ ngáy bằng phẫu thuật tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương từ tháng 1/2024 đến tháng 9/2024.


Kết quả: Đặc điểm vị trí hẹp đường thở trên: thăm khám bằng nội soi tai mũi họng thường quy chỉ có 20,6% trường hợp quá phát cuốn, 14,7% lệch vẹo vách ngăn, 17,6% lưỡi gà dài rộng, 13,5% hạnh nhân đáy lưỡi quá phát, 1 bệnh nhân (2,9%) có dấu hiệu quá phát amidan và Mallampati độ 4. Khi thực hiện nghiệp pháp Muller cho thấy mức độ xẹp hoàn toàn của màn hầu, thành bên họng, đáy lưỡi và sụn nắp lần lượt là 41,2%, 70,6%, 0% và 2,9%.


Kết luận: Nghiệm pháp Muller cung cấp cơ sở để chẩn đoán chính xác vị trí hẹp đường thở gây ngủ ngáy/ngừng thở khi ngủ và lập kế hoạch điều trị phù hợp, góp phần cải thiện chất lượng điều trị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Benjafield A.V et al. Estimation of the global prevalence and burden of obstructive sleep apnoea: a literature-based analysis. Lancet Respir Med, 2019, 7 (8): p. 687-698.
[2] Camey P.R, Berry R.D, Geyer J.D. Clinical Sleep Disorders, 1st ed, Lippincott Williams & Wilkins, 2005.
[3] Gabryelska A, Białasiewicz P. Association between excessive daytime sleepiness, REM phenotype and severity of obstructive sleep apnea. Scientific Reports, 2020, 10 (1): p. 34.
[4] Kezirian E.J, Hohenhorst W, de Vries N. Drug-induced sleep endoscopy: the VOTE classification. Eur Arch Otorhinolaryngol, 2011, 268 (8): p. 1233-1236.
[5] Lavie P et al. The effects of partial and complete mechanical occlusion of the nasal passages on sleep structure and breathing in sleep. Acta Otolaryngol, 1983, 95 (1-2): p. 161-166.
[6] Shah J.A et al. Obstructive Sleep Apnea: Role of an Otorhinolaryngologist. Indian J Otolaryngol Head Neck Surg, 2016, 68 (1): p. 71-74.
[7] Chang E.T et al. The relationship of the uvula with snoring and obstructive sleep apnea: a systematic review. Sleep Breath, 2018, 22 (4): p. 955-961.
[8] Cahali M.B et al. Tonsil volume, tonsil grade and obstructive sleep apnea: is there any meaningful correlation? Clinics (Sao Paulo), 2011, 66 (8): p. 1347-52
[9] Smith M.M, Peterson E, Yaremchuk K.L. The Role of Tonsillectomy in Adults with Tonsillar Hypertrophy and Obstructive Sleep Apnea. Otolaryngol Head Neck Surg, 2017, 157 (2): p. 331-335.
[10] Amirzargar B, Sadeghi M, Saedi B. Muller’s Maneuver in Patients with Obstructive Sleep Apnea. Journal of Sleep Sciences, 2016, 1.