THỰC TRẠNG SỬ DỤNG KHÁNG SINH SAU PHẪU THUẬT BASEDOW TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT

Bùi Đặng Minh Trí1, Phạm Ngọc Tâm2, Lê Phú Nguyên Thảo3, Nguyễn Hữu Bền4
1 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
2 Bệnh viện Huyết học - Truyền máu, thành phố Cần Thơ
3 Trường Đại học Tây Đô
4 Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng sử dụng kháng sinh sau phẫu thuật Basedow tại Bệnh viện Thống Nhất. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả hồi cứu trên 74 bệnh án của bệnh nhân basedow có chỉ định phẫu thuật và đã được phẫu thuật tại Bệnh viện Thống Nhất từ 10/3/2021 đến 10/6/2021. Kết quả: Phần lớn các bệnh nhân được sử dụng kháng sinh sau mổ Basedow với tỷ lệ 64,84%. Kháng sinh được sử dụng sau mổ Basedow thuộc hai nhóm Cefazolin và ampicillin–sulbactam với tỷ lệ lần lượt là 54,17% và 45,83%, toàn bộ bệnh nhân được dùng kháng sinh đường tiêm. Tỷ lệ bệnh nhân có biểu hiện nhiễm khuẩn thấp - 2,70%. Liên quan giữa việc dùng kháng sinh và tỷ lệ nhiễm khuẩn là không rõ ràng. Tỷ lệ bệnh nhân nhiễm khuẩn sau mổ trong các bệnh nhân được dùng kháng sinh là 2,08% (1/48 BN). Tỷ lệ bệnh nhân nhiễm khuẩn sau mổ trong các bệnh nhân không được dùng kháng sinh là 3,84% (1/26 BN). Kết luận: Kháng sinh được sử dụng sau mổ Basedow thuộc hai nhóm Cefazolin và ampicillin–sulbactam và được dùng đường tiêm. Tỷ lệ bệnh nhân nhiễm khuẩn thấp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Gregory DL, Kathy F, Valerie H, et al., Surgical site infection: incidence and impact on hospital utilization and treatment costs, Am J Infect Control, 2009; 37(5): 387-397.
2. Michael BZ, Kristien B, Iodine deficiency and thyroid disorders, The Lancet Diabetes & Endocrinology, 2015; 3(4): 286-295.
3. De Palma M, Grillo M, Borgia G, et al., Antibiotic prophylaxis and risk of infections in thyroid surgery: results from a national study (UEC—Italian Endocrine Surgery Units Association), Updates in surgery, 2013; 65(3): 213-216.
4. Lu Q, Xie SQ, Chen SY, et al., Experience of 1166 thyroidectomy without use of prophylactic antibiotic, Biomed Res Int, 2014: 758432.
5. Hardy RG, Forsythe JL, Uncovering a rare but critical complication following thyroid surgery: an audit across the UK and Ireland, Thyroid, 2007; 17: 63–65.
6. Avenia N, Sanguinetti A, Cirocchi R et al., Antibiotic prophylaxis in thyroid surgery: a preliminary multicentric Italian experience, Ann Surg Innov Res, 2009; 3-10.
7. Uruno T, Masaki C, Suzuki A, et al., Antimicrobial prophylaxis for the prevention of surgical site infection after thyroid and parathyroid surgery: a prospective randomized trial, World J Surg, 2015; 39: 1282-7.
8. Kreutzer K, Storck K, Weitz J, Current evidence regarding prophylactic antibiotics in head and neck and maxillofacial surgery, Biomed Res Int, 2014: 879437.
9. Fachinetti A, Chiappa C, Arlant, et al., Antibiotic prophylaxis in thyroid surgery, Gland surgery, 2017; 6(5): 525.
10. Qin Q, Li H, Wang LB, et al., Thyroid surgery without antibiotic prophylaxis: experiences with 1,030 patients from a teaching hospital in China, World J Surg, 2014; 38: 878-81.