49. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI TRÊN BỆNH NHÂN CHỬA NGOÀI TỬ CUNG TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN NĂM 2024

Hoàng Thị Ngọc Trâm1, Bùi Thị Tuyết1, Nguyễn Thị Hương2, Trương Văn Vũ1
1 Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên
2 Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, Đại học Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỉ lệ sử dụng biện pháp tránh thai và khảo sát nhu cầu sử dụng biện pháp tránh thai sau điều trị trên bệnh nhân chửa ngoài tử cung tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.


Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu kết hợp tiến cứu trên 114 bệnh nhân được chẩn đoán chửa ngoài tử cung tại Khoa Phụ Sản, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên từ tháng 6/2024 đến tháng 12/2024.


Kết quả: Tỉ lệ bệnh nhân có sử dụng biện pháp tránh thai trong chu kì kinh cuối là 70,4% với biện pháp phổ biến nhất là bao cao su chiếm tỉ lệ 42%. Sau phẫu thuật, có 88,6% bệnh nhân lựa chọn sử dụng biện pháp tránh thai, bao cao su là biện pháp tránh thai được lựa chọn nhiều nhất (43,6%), tiếp theo là dụng cụ tử cung (23,8%). Tính phổ biến và giá cả là nguyên nhân phổ biến lựa chọn biện pháp tránh thai sau phẫu thuật. Lý do đổi biện pháp tránh thai khác với trước phẫu thuật là hiệu quả không cao và nhiều tác dụng phụ.


Kết luận: Tỉ lệ sử dụng và chấp nhận sử dụng biện pháp tránh thai trước và sau phẫu thuật cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Tenore J.L, Ectopic pregnancy, Am Fam Physician, 2000, 61 (4), p. 1080-8.
[2] Mullany K et al, Overview of ectopic pregnancy diagnosis, management, and innovation, Womens Health (Lond), 2023, 19, p. 17455057231160349.
[3] Mai Trọng Dũng, Đoàn Thị Thu Trang, Nhận xét chẩn đoán và điều trị chửa kẽ tử cung tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương năm 2015, Tạp chí Phụ sản, 2016, 14 (1), tr. 137-141.
[4] Callahan R et al, Ectopic pregnancy with use of progestin-only injectables and contraceptive implants: a systematic review, Contraception, 2015, 92 (6), p. 514-22.
[5] Iavazzo C et al, Intrauterine devices and extrauterine pregnancy, A literature review, CEOG, 2008, 35 (2), p. 103-106.
[6] Jain R, Muralidhar S, Contraceptive methods: needs, options and utilization, J Obstet Gynaecol India, 2011, 61 (6), p. 626-34.
[7] Nguyễn Duy Ánh, Nhận xét các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân chửa ngoài tử cung tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, quý IV năm 2017, Tạp chí Y Dược lâm sàng 108, 2022, 16 (2), tr. 95-102.
[8] Đào Nguyên Hùng, Nguyễn Hà Việt Hưng, Hoàng Văn Sơn, Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân chửa ngoài tử cung điều trị tại Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 6/2020 đến tháng 5/2022, Tạp chí Y học Việt Nam, 2022, 517 (2), tr. 304-309.
[9] Hoàng Khắc Tuấn Anh, Nguyễn Quang Tấn, Trần Hữu Thắng, Thực trạng sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại của các cặp vợ chồng 18-49 tuổi tại xã Xuân Hòa, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa năm 2021, Tạp chí Y Dược học, 2022, 49, tr. 62-66.
[10] Nguyễn Duy Hoàng Minh Tâm, Võ Minh Tuấn, Tỉ lệ chấp nhận áp dụng các biện pháp tránh thai ở phụ nữ có chỉ định phẫu thuật do thai ngoài tử cung tại Bệnh viện Hùng Vương, Tạp chí Y học Việt Nam, 2022, 520 (1A), tr. 281-286
[11] Phạm Thị Ngọc và CS, Thực trạng sử dụng các biện pháp tránh thai của các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản tại xã Kiến Quốc, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng năm 2022, Tạp chí Y học dự phòng, 2023, 33 (1), tr. 136.
[12] Tổng cục Thống kê, Kết quả chủ yếu: Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình thời điểm 01/04/2020, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội, 2020.