47. THỰC TRẠNG SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY MẶC BÌNH DƯƠNG NĂM 2024
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm mô tả thực trạng sức khỏe của người lao động tại Công ty Cổ phần May mặc Bình Dương năm 2024.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện từ tháng 5-10/2024 trên toàn bộ 1673 người lao động có hồ sơ khám sức khỏe trong năm. Dữ liệu được thu thập hồi cứu từ hồ sơ khám sức khỏe lưu trữ tại công ty. Tình trạng bệnh tật và phân loại sức khỏe theo Quyết định 1613/QĐ-BYT.
Kết quả: Tỉ lệ sức khỏe loại I (rất tốt) chỉ đạt 14,9%, trong khi loại IV và V (sức khỏe yếu và rất yếu) chiếm 13,2%, phần lớn người lao động có sức khỏe loại II và III (chiếm 71,9%). Nam giới có sức khỏe tốt hơn nữ, thể hiện qua tỉ lệ loại I cao hơn (23,8% so với 9%) và tỉ lệ loại IV, V thấp hơn (p < 0,05). Nhóm ≥ 45 tuổi và lao động tăng ca có nguy cơ sức khỏe kém (loại IV, V) cao hơn; và ngược lại, nhóm có trình độ học vấn trên trung học phổ thông có nguy cơ thấp hơn (p < 0,05).
Kết luận: Tình trạng sức khỏe của người lao động còn hạn chế, với tỉ lệ sức khỏe yếu (loại IV và V) là đáng kể. Cần tăng cường các biện pháp chăm sóc, giám sát và cải thiện điều kiện làm việc, đặc biệt cho nhóm nữ, người lớn tuổi và lao động tăng ca.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Worker health, garment workers, health classification, Binh Duong
Tài liệu tham khảo
[2] Lê Thị Hạnh, Đỗ Thị Phương Hà, Phạm Thùy Linh và cộng sự. Thực trạng dinh dưỡng bữa ăn ca của công nhân ngành dệt may và da giầy khu vực miền Nam. Tạp chí Y học Việt Nam, 2023, 522 (1), tr. 312-316.
[3] Nguyễn Ngọc Sơn, Bùi Hoài Nam. Thực trạng sức khỏe của nữ công nhân may Công ty Seyang Corporation Việt Nam tại tỉnh Hà Nam năm 2022 và một số yếu tố liên quan. Tạp chí Y học Việt Nam, 2023, 528 (1), tr. 226-231.
[4] Pham T, Bui L, Giovannucci E et al. Prevalence of obesity and abdominal obesity and their association with metabolic-related conditions in Vietnamese adults: an analysis of Vietnam STEPS survey 2009 and 2015. The Lancet Regional Health - Western Pacific, 2023, 39.
[5] Hoàng Thị Giang, Lê Tuấn Anh, Vũ Hải Vinh và cộng sự. Thực trạng điều kiện lao động và sức khỏe công nhân ngành may tại công ty TNHH Haivina Kim Liên, Nghệ An năm 2020. Tạp chí Y học Việt Nam, 2021, 503 (1), tr. 126-132.
[6] Hoàng Thị Thúy Hà. Thực trạng môi trường, sức khỏe, bệnh tật ở công nhân may Thái Nguyên và hiệu quả một số giải pháp can thiệp, Luận án tiến sĩ, chuyên ngành vệ sinh xã hội học và tổ chức y tế, Đại học Thái Nguyên, 2015.
[7] Trịnh Hồng Lân, Nguyễn Phước Ân, Phan Thị Trúc Thủy. Hiện trạng sức khỏe và yếu tố liên quan ở lao động nữ trong ngành may mặc tỉnh Đồng Nai năm 2022. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, 2023, 6 (4), 63-70.
[8] Bùi Hoài Nam. Nghiên cứu điều kiện lao động, tình trạng sức khỏe và hiệu quả biện pháp huấn luyện an toàn - vệ sinh lao động cho công nhân may công nghiệp tại Hưng Yên, Luận án tiến sĩ, chuyên ngành y tế công cộng, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, 2017.
[9] Lâm Minh Quang, Nguyễn Huỳnh Mai, Đỗ Thị Thu Thảo và cộng sự. Tình trạng căng thẳng và mối liên quan với các yếu tố nghề nghiệp ở người lao động tại Công ty Sài Gòn 2 thành phố Hồ Chí Minh năm 2021. Tạp chí Y học Việt Nam, 2023, 525 (1B), tr. 310-315.
[10] Nguyễn Đức Trọng, Trình Công Tuấn. Đánh giá một số yếu tố vệ sinh lao động tại một số công ty may thuộc cụm công nghiệp Tam Quan, huyện Hoài Nhơn, Bình Định năm 2020, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Định, 2020.
[11] Lê Thị Thanh Xuân, Trần Trọng Phúc, Nguyễn Ngọc Anh. Thực trạng sức khỏe người lao động tại một công ty ngành dệt may tỉnh Yên Bái năm 2018. Tạp chí Nghiên cứu y học, 2020, 129 (5), tr. 193-200.