18. TÁC ĐỘNG CỦA THÔNG KHÍ NHÂN TẠO LÊN MỘT SỐ CHỈ SỐ CƠ HỌC PHỔI VÀ OXY MÁU TRONG TUẦN HOÀN NGOÀI CƠ THỂ Ở BỆNH NHÂN PHẪU THUẬT MẠCH VÀNH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá tác động của thông khí nhân tạo lên một số chỉ số cơ học phổi và oxy máu trong tuần hoàn ngoài cơ thể ở bệnh nhân phẫu thuật mạch vành.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu lâm sàng, tiến cứu, có nhóm đối chứng trên các bệnh nhân bệnh lý mạch vành có chỉ định phẫu thuật bắc cầu chủ - vành đơn thuần tại Bệnh viện Quân y 175 từ tháng 1/2022 đến tháng 5/2023.
Kết quả: Thông khí nhân tạo bảo vệ phổi trong khi chạy máy tuần hoàn ngoài cơ thể cải thiện chỉ số oxy hóa máu của bệnh nhân phẫu thuật mạch vành. Nhóm bệnh nhân được thông khí nhân tạo bảo vệ phổi trong khi chạy máy tuần hoàn ngoài cơ thể có chỉ số PaO2/FiO2 ở thời điểm sau tuần hoàn ngoài cơ thể và sau khi về hồi sức (lần lượt là 356,3 ± 29,9 và 344,9 ± 38,56) cao hơn nhóm không thông khí nhân tạo (chỉ số PaO2/FiO2 lần lượt là 342,9 ± 28,44 và 326,9 ± 35,34) (p < 0,05).
Kết luận: Thông khí nhân tạo bảo vệ phổi trong khi chạy máy tuần hoàn ngoài cơ thể cải thiện chỉ số oxy hóa máu cho bệnh nhân phẫu thuật mạch vành có tuần hoàn ngoài cơ thể.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Thông khí nhân tạo, chỉ số cơ học phổi, oxy máu, tuần hoàn ngoài cơ thể, phẫu thuật mạch vành
Tài liệu tham khảo
[2] Young R.W. Prevention of lung injury in cardiac surgery: a review. J Extra Corpor Technol, 2014, 46 (2): 130-141.
[3] Pannu S.R, Hubmayr R.D. Safe mechanical ventilation in patients without acute respiratory distress syndrome (ARDS). Minerva Anestesiol, 2015, 81 (9): 1031-1040.
[4] Babik B, Asztalos T, Petak F et al. Changes in respiratory mechanics during cardiac surgery. Anesth Analg, 2003, 96 (5): 1280-1287.
[5] Hess D.R, Kacmarek R.M. Essentials of Mechanical Ventilation. Mc Graw Hill education, 2014.
[6] Lindsay C.H, Ian M Ervine. A study assessing the potential benefit of continued ventilation during cardiopulmonary bypass. Interact Cardiovasc Thorac Surg, 2008, 7 (1): 14-17.
[7] Cox C.M, Ascione R, Cohen A.M. Effect of cardiopulmonary bypass on pulmonary gas exchange: a prospective randomized study. Ann Thorac Surg, 2000, 69 (1): 140-145.
[8] De Perrot M, Sekine Y, Fischer S et al. Interleukin-8 release during early reperfusion predicts graft function in human lung transplantation. Am J Respir Crit Care Med, 2002, 165 (2): 211-215.
[9] Aamir Furqan, Aatir Fayyaz, Rana Altaf Ahmad. Continuous low tidal volume ventilation during cardiopulmonary bypass reduces the risk of pulmonary dysfunction. anesth, pain and intensive care, 2016, 20: S37-S41.
[10] Sara L Camp, Sotiris C Stamou et al. Quality improvement program increases early tracheal extubation rate and decreases pulmonary complications and resource utilization after cardiac surgery. Journal of Cardiac Surgery, 2009, 24 (4): 414-423.
[11] Gasparovic H, Plestina S, Sutlic Z et al. Pulmonary lactate release following cardiopulmonary bypass. Eur J Cardiothorac Surg, 2007, 32 (6): 882-887.