16. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BƯỚC ĐẦU GÃY XƯƠNG HÀM DƯỚI BẰNG NẸP VÍT TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA 115 NGHỆ AN

Nguyễn Thị Cẩm Tú1, Nguyễn Sỹ Hải2
1 Trường Đại học Y khoa Vinh
2 Bệnh viện Đa khoa 115 Nghệ An

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng gãy xương hàm dưới và đánh giá kết quả điều trị bước đầu gãy xương hàm dưới bằng nẹp vít tại Bệnh viện Đa khoa 115 Nghệ An.


Phương pháp nghiên: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên tất cả bệnh nhân được chẩn đoán gãy xương hàm dưới và điều trị bằng nẹp vít tại Bệnh viện Đa khoa 115 Nghệ An từ tháng 5/2023 đến tháng 4/2024.


Kết quả: Trong số 32 bệnh nhân gãy xương hàm dưới được chẩn đoán và điều trị, tỉ lệ nam/nữ là 3/1, nhóm tuổi thường gặp nhất là 19-39 (56,3%). Nguyên nhân hay gặp nhất là do tai nạn giao thông, chiếm 93,7%. Triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất ở gãy xương hàm dưới là sưng nề tụ máu (100%), đau (100%), há miệng hạn chế (100%). Tỉ lệ gãy xương hàm dưới cao nhất là gãy 1 đường (56,3%), vị trí hay gặp nhất là gãy vùng cằm (37,8%). Cả 32 trường hợp điều trị gãy xương hàm dưới bằng hệ thống nẹp vít và đánh giá kết quả có 29 trường hợp cho kết quả tốt, 3 trường hợp kết quả khá sau 3 tháng điều trị.


Kết luận: Nguyên nhân gãy xương hàm dưới thường gặp nhất là tai nạn giao thông, chủ yếu ở nam giới, lứa tuổi thường gặp nhất là 19-39 tuổi. Triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất ở gãy xương hàm dưới là sưng nề tụ máu, đau, há miệng hạn chế. Tỉ lệ gãy xương hàm dưới 1 đường là cao nhất, vị trí hay gặp nhất là vùng cằm. Kết quả theo dõi sau phẫu thuật 3 tháng, đa số bệnh nhân phục hồi tốt về giải phẫu, chức năng và thẩm mỹ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Phan Văn Liệu, Dịch tễ học gãy xương hàm dưới nghiên cứu trong 8 năm tại Bệnh viện Việt Tiệp, Hải Phòng, Tạp chí Y học thực hành, 2011, 748 (1).
[2] Pradeep Gupta, Shikha Bansal, Prabhu Dayal Sinwar et al, A Retrospective Study of Maxillofacial Fractures at a Tertiary Care Centre in North India: A Review of 1674 Cases, J Maxillofac Oral Surg, Sep 2023, 22 (3): 641-645.
[3] Trương Nhật Khuê, Nghiên cứu đặc điểm gãy xương hàm dưới và đánh giá kết quả điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ giai đoạn 2009-2010, Luận án tiến sĩ y học, Viện Nghiên cứu khoa học Y Dược lâm sàng 108, 2012.
[4] Kai-Hendrik Bormann, Sarah Wild et al, Five-Year Retrospective Study of Mandibular Fractures in Freiburg, Germany: Incidence, Etiology, Treatment, and Complications, J Oral Maxillofac Surg, Jun 2009, 67 (6): 1251-5.
[5] Trương Việt Hưng, Đặc điểm lâm sàng, X quang và kết quả phẫu thuật điều trị gãy thân xương hàm dưới bằng nẹp vít nhỏ tại Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Long, năm 2020-2021, Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, 2021, 41, 128.
[6] Nguyễn Hồng Lợi, Đặc điểm gãy xương hàm dưới do tai nạn giao thông, Tạp chí Y học Việt Nam, 2023, 526, (2), 331.
[7] Hamid Hammad Enezei, Afrah Adnan Khalil et al, A Clinical Analysis of Surgically Managed Mandibular Fractures: Epidemiology, Clinical Profile, Patterns, Treatments, and Outcomes, International Medical Journal, 2020, 27 (4), 1-4.
[8] Huỳnh Kim Khang, Đánh giá kết quả điều trị gãy xương hàm dưới tại Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn, Tạp chí Y học Việt Nam, 2021, 501 (1), 4-7.