36. ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP KIKEN YOCHI TRAINING TRONG ĐÀO TẠO AN TOÀN NGƯỜI BỆNH CHO ĐIỀU DƯỠNG MỚI

Phùng Thanh Phong1, Đặng Hoàng Vũ1, Nguyễn Thị Oanh1, Trần Tiểu Thuận1, Moriyama Jun2
1 Bệnh viện Chợ Rẫy
2 Chuyên gia an toàn người bệnh, NCGM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: An toàn người bệnh là ưu tiên hàng đầu trong thực hành lâm sàng đặc biệt đối với điều dưỡng mới tốt nghiệp khi vào làm việc họ có nguy cơ mắc sai sót cao do thiếu kinh nghiệm. Phương pháp Kiken Yochi Training (KYT) đã được chứng minh hiệu quả trong nhận diện nguy cơ và giảm thiểu sự cố y khoa. Tuy nhiên, tại Việt Nam, việc ứng dụng KYT trong đào tạo điều dưỡng vẫn còn hạn chế.


Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả của chương trình KYT trong nâng cao kỹ năng nhận diện nguy cơ và phòng ngừa sự cố y khoa cho điều dưỡng mới.


Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp bán thực nghiệm được thực hiện trên 86 điều dưỡng mới tốt nghiệp tham gia khoá đào tạo thực hành lâm sàng cho điều dưỡng mới tại Bệnh viện Chợ Rẫy năm 2024-2025. Nhóm nghiên cứu được huấn luyện KYT thông qua các buổi đào tạo lý thuyết và thực hành theo mô hình nhận diện nguy cơ. Hiệu quả chương trình được đánh giá trước và sau can thiệp thông qua bảng kiểm nhận diện nguy cơ và phiếu khảo sát ý kiến của điều dưỡng về chương trình.


Kết quả: Sau can thiệp, tỷ lệ điều dưỡng nhận diện chính xác các nguy cơ tăng từ 54,7% lên 83,2% (p < 0,05). Điểm số trung bình về nhận diện nguy cơ tìm ẩn và phòng ngừa sự cố y khoa của điều dưỡng cải thiện đáng kể, KYT giúp thay đổi văn hóa báo cáo sự cố, góp phần xây dựng môi trường làm việc an toàn hơn. Ngoài ra, 92,4% điều dưỡng đánh giá KYT hữu ích trong thực hành lâm sàng và giúp họ tự tin hơn khi chăm sóc người bệnh.


Bàn luận: KYT giúp điều dưỡng mới tốt nghiệp nhận diện nguy cơ tiềm ẩn trong môi trường lâm sàng, từ đó chủ động phòng tránh sai sót y khoa. Kết quả nghiên cứu phù hợp với các nghiên cứu quốc tế, khẳng định tính hiệu quả của KYT trong đào tạo an toàn người bệnh cho điều dưỡng mới.


Kết luận: KYT là phương pháp hiệu quả giúp cải thiện kỹ năng nhận diện nguy cơ và phòng ngừa sự cố y khoa cho điều dưỡng mới. Việc triển khai rộng rãi KYT trong đào tạo điều dưỡng mới có thể góp phần nâng cao an toàn người bệnh tại các bệnh viện.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Tedros Adhanom Ghebreyesus, WHO Director-General (2019). https://www.who.int/en/
[2] World Health Organization. (2024). Global patient safety report 2024. Retrieved from http://www.who.int/en/.
[3] Japan International Center for Occupational Safety and Health (JICOSH). (n.d.). Kiken Yochi Training (KYT). Retrieved from https://www.jisha.or.jp/international/jicosh/english/zero-sai/eng/index.html
[4] Noor Afifah Y (2016). KYT in reducing accidents at workplaces: a systematic review, International Journal of Public Health and Clinical Sciences e-ISSN : 2289-7577. Vol. 3:No. 4 Pages 123-129.
[5] Sasto, Y. (2018). The effectiveness of KYT in enhancing risk perception among nurses: A randomized controlled trial. Journal of Nursing Education and Practice, Japan. Vol.8, No.2, page 3-7.
[6] Kobe, A., Ikeda, N., & Okamoto, K. (2018). Risk awareness through KYT training in clinical nursing practice. POJ Nursing Practice & Research, Japan.
[7] Ranunak, T. (2024). The effect of KYT training on safety awareness among nursing students. Burapha University Repository, Thailand.
[8] MHLW (2011) “The Final Report by the Review Committee on Nursing Human Resource Development at Universities”.Japanese Nursing Association, pages 12-14.
[9] Komatsubara Akinori (2019). Tài liệu đào tạo An toàn Y tế và nhân tố con người. Viện khoa học công nghệ- Trường Đại họcWaseda.