32. TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ KHOANG MIỆNG HÓA XẠ TRỊ ĐỒNG THỜI

Lại Thị Mai Ly1, Lê Thị Giang1, Nguyễn Thị Ngọc Lan1, Nguyễn Văn Việt1, Nguyễn Đức Dương2
1 Khoa Xạ Đầu Cổ - Bệnh viện Ung bướu Nghệ An
2 Trường Đại học Y khoa Vinh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng và dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư khoang miệng hoá xạ trị đồng thời tại Bệnh viện Ung bướu Nghệ An từ tháng 01/2024 đến 09/2024.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu có theo dõi dọc trên 40 người bệnh ung thư khoang miệng điều trị hóa xạ trị. Dữ liệu thu thập thông qua phỏng vấn, hồ sơ bệnh án và đánh giá cân nặng trước và sau điều trị.


Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân bị sụt cân chiếm 57,5%, với mức sụt cân trung bình 4 ± 1,5 kg. Tỷ lệ sụt cân cao hơn tập trung ở nhóm bệnh nhân ≥ 60 tuổi (64%), bệnh nhân nữ (62,5%), và đặc biệt nhóm bệnh nhân có BMI trước điều trị ≥ 23 kg/m² (82,4%). Những bệnh nhân có viêm nha chu (83,3%), ở giai đoạn III–IV của bệnh (67,7%) và không được nuôi ăn qua ống thông (72,7%) cũng có tỷ lệ sụt cân cao. Các triệu chứng độc tính điều trị góp phần làm tăng tỷ lệ sụt cân gồm viêm niêm mạc miệng độ III (76,9%), nuốt khó (70,8%), khô miệng (69%), buồn nôn/nôn (76,9%), khít hàm (80%), mệt mỏi (60%), chán ăn (60%) và rối loạn tiêu hóa (53,8%).


Kết luận: Sụt cân là vấn đề phổ biến ở người bệnh ung thư khoang miệng điều trị hóa xạ trị, đặc biệt ở nhóm thừa cân trước điều trị. Việc theo dõi cân nặng thường xuyên và can thiệp dinh dưỡng sớm là cần thiết để giảm thiểu tác động tiêu cực của sụt cân đến kết quả điều trị và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] I. Panarese et al., “Oral and Oropharyngeal squamous cell carcinoma: prognostic and predictive parameters in the etiopathogenetic route,” Expert Rev Anticancer Ther, vol. 19, no. 2, pp. 105–119, Feb. 2019.
[2] F. Bray et al., “Global cancer statistics 2022: GLOBOCAN estimates of incidence and mortality worldwide for 36 cancers in 185 countries,” CA: A Cancer Journal for Clinicians, vol. 74, no. 3, pp. 229–263, 2024.
[3] “Cancer Today.” Accessed: Apr. 08, 2025.
[4] J. M. Price et al., “Pretreatment Lymphocyte Count Predicts Benefit From Concurrent Chemotherapy With Radiotherapy in Oropharyngeal Cancer,” J Clin Oncol, vol. 40, no. 20, pp. 2203–2212, Jul. 2022.
[5] T. Cederholm et al., “GLIM criteria for the diagnosis of malnutrition - A consensus report from the global clinical nutrition community,” Clin Nutr, vol. 38, no. 1, pp. 1–9, Feb. 2019.
[6] S. Ottosson, B. Zackrisson, E. Kjellén, P. Nilsson, and G. Laurell, “Weight loss in patients with head and neck cancer during and after conventional and accelerated radiotherapy,” Acta Oncol, vol. 52, no. 4, pp. 711–718, May 2013.
[7] V. Nazari, A. S. Pashaki, and E. Hasanzadeh, “The reliable predictors of severe weight loss during the radiotherapy of Head and Neck Cancer,” Cancer Treat Res Commun, vol. 26, p. 100281, 2021.
[8] Nguyễn Thị Hải Yến, “Đánh giá tình trạng sút cân trên bệnh nhân điều trị ung thư đầu cổ tại Bệnh viện K,” National Cancer Institute, vol. X1, no. 2, 2021.
[9] B. Vangelov, R. L. Venchiarutti, and R. I. Smee, “Critical Weight Loss in Patients With Oropharynx Cancer During Radiotherapy (± Chemotherapy),” Nutr Cancer, vol. 69, no. 8, pp. 1211–1218, 2017.