24. CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI GIAI ĐOẠN IV ĐIỀU TRỊ THUỐC TYROSINE KINASE THẾ HỆ I

Nguyễn Thị Hương1, Trương Công Minh2, Nguyễn Văn Cao3, Quách Thị Việt Hường3, Nguyễn Văn Hợp3
1 Cử nhân điều dưỡng khoa Nội 2 - Bệnh viện K
2 Thạc sĩ, Bác sĩ – Khoa Nội 2 – Bệnh viện K
3 Bệnh viện K

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Điều trị UTPKTBN giai đoạn tiến xa đã có nhiều tiến bộ với sự đa dạng của các thuốc điều trị. Với giá thành không quá đắt đỏ, hiệu quả cao và khả năng dung nạp tốt, thuốc ức chế Tyrosine Kinase (TKI) thế hệ 1 là phương án điều trị thường được lựa chọn trong thực hành điều trị các bệnh nhân UTPKTBN giai đoạn IV có đột biến gen EGFR. Chất lượng cuộc sống (CLCS) của bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn IV điều trị thuốc đích là một yếu tố quan trọng luôn được các nhà lâm sàng quan tâm. Tuy nhiên, tại Việt Nam, các nghiên cứu về vấn đề trên còn chưa có nhiều. Vì những lý do trên, chúng tôi tiến hành đề tài nhằm nhận xét về chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn IV điều trị thuốc ức chế Tyrosine Kinase thế hệ I.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu trên 51 bệnh nhân UTP giai đoạn IV điều trị thuốc TKIs thế hệ I tại khoa Nội 2 Bệnh viện K từ tháng 03/2023 đến tháng 8/2024. Đánh giá chất lượng cuộc sống bằng bộ câu hỏi EORTC C-30 và EORTC-LC13.


Kết quả: Theo bộ câu hỏi EORTC C-30 thì thay đổi về CLCS ở các khía cạnh lĩnh vực chức năng sau điều trị 1 tháng và sau điều trị 3 tháng đều có sự cải thiện có ý nghĩa thống kê ở hầu hết các khía cạnh (Hoạt động thể lực, Vai trò xã hội, Hòa nhập xã hội, Tâm lý cảm xúc) ngoại trừ khía cạnh Khả năng nhận thức. Theo bộ câu hỏi EORTC-LC 13 Triệu chứng khó thở, ho, đau được cải thiện từ sau 1 tháng điều trị thuốc đích và tiếp tục cải thiện sau 3 tháng với p<0,05. Triệu chứng đau miệng, rụng tóc và thần kinh ngoại vi không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với trước điều trị.


Kết luận: Phác đồ điều trị thuốc TKI thế hệ I đem lại sự cải thiện triệu chứng cũng như cải thiện CLCS nói chung rõ rệt cho bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn IV.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] International Agency for Research on Cancer (IARC). Viet Nam. 2020. https://gco.iarc.fr/today/data/factsheets/populations/704-viet-nam-fact-sheets.pdf. Accessed 2023 Jan 10.
[2] Bergman B, Aaronson NK, Ahmedzai S, Kaasa S, Sullivan M. The EORTC QLQ-LC13: a modular supplement to the EORTC Core Quality of Life Questionnaire (QLQ-C30) for use in lung cancer clinical trials. EORTC Study Group on Quality of Life. European journal of cancer (Oxford, England : 1990). 1994;30a(5):635-642.
[3] Kaasa S, Bjordal K, Aaronson N, et al. The EORTC core quality of life questionnaire (QLQ-C30): validity and reliability when analysed with patients treated with palliative radiotherapy. European journal of cancer (Oxford, England : 1990). 1995;31a(13-14):2260-2263.
[4] Zhang W, Wei Y, Yu D, Xu J, Peng J. Gefitinib provides similar effectiveness and improved safety than erlotinib for east Asian populations with advanced non–small cell lung cancer: a meta-analysis. BMC cancer. 2018;18(1):780.
[5] Kim ST, Uhm JE, Lee J, et al. Randomized phase II study of gefitinib versus erlotinib in patients with advanced non-small cell lung cancer who failed previous chemotherapy. Lung cancer (Amsterdam, Netherlands). 2012;75(1):82-88.
[6] Urata Y, Katakami N, Morita S, et al. Randomized Phase III Study Comparing Gefitinib With Erlotinib in Patients With Previously Treated Advanced Lung Adenocarcinoma: WJOG 5108L. Journal of clinical oncology : official journal of the American Society of Clinical Oncology. 2016;34(27):3248-3257.
[7] Cao NV. Đánh giá kết quả điều trị Gefitinib bước 1 ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IV có đột biến EGFR tại Bệnh viện K. Ung thư học Việt Nam. 2019;5:224-229.
[8] Đỗ ML, Thịnh TH, Hiếu NV. Đánh giá kết quả thuốc Erlotinib trong điều trị bước một ung thư phổi không tế bào nhỏ có đột biến EGFR. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 2021;137(1):76-83.