32. THỰC TRẠNG CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHỎE TÂM THẦN Ở TRẺ 6 TUỔI TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN

Nguyễn Văn Bắc1, Nguyễn Hồng Phương1, Nguyễn Văn Sơn1, Bế Hà Thành1
1 Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định các vấn đề sức khỏe tâm thần ở trẻ em thời điểm 6 tuổi tại tỉnh Thái Nguyên.


Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu thuần tập, điều tra ở trẻ em trong độ tuổi 6 tuổi, có mẹ được bổ sung vi chất dinh dưỡng trước và trong quá trình mang thai tại 20 xã thuộc 4 huyện của tỉnh Thái Nguyên.  


Kết quả: Vấn đề cảm xúc có 33,15% trẻ lo lắng khi ở môi trường mới và 15,18% sợ hãi ở mức độ đúng một phần. Vấn đề hành vi, trẻ nam có xu hướng ít vâng lời hơn (p = 0,011), hung hăng hơn (p = 0,003) và dễ có hành vi sai phạm như nói dối hoặc lấy đồ không phải của mình hơn trẻ nữ (p < 0,001). Vấn đề tăng động, trẻ nam có tỉ lệ bồn chồn, khó tập trung cao hơn (p < 0,001). Khả năng kiểm soát xung động và hoàn tất công việc ở trẻ nam cũng kém hơn trẻ nữ. Vấn đề bạn bè, trẻ nam có xu hướng thu mình hơn (p = 0,038), ít được bạn bè yêu mến hơn trẻ nữ (p = 0,013). Khoảng 37,79% trẻ bị trêu chọc hoặc bắt nạt. Các vấn đề sức khỏe tâm thần theo ngưỡng: 1,6% trẻ có vấn đề cảm xúc, 2% có vấn đề hành vi, 2% có vấn đề tăng động, 7% có vấn đề bạn bè, và 0,8% có khó khăn tổng thể.


Kết luận: Sức khỏe tâm thần ở trẻ nam có xu hướng gặp khó khăn về kiểm soát hành vi nhiều hơn so với trẻ nữ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] WHO, The World health report, Mental health: new understanding, new hope, World Health Organization, https://iris.who.int/handle/10665/42390, 2001.
[2] Samuels F, Roche J.M, Dang H.M, Mental health and psychosocial wellbeing among adolescents in Viet Nam: findings from a mixed-methods baseline study, 2022.
[3] UNICEF, Mental health and psychosocial wellbeing among children and young people in selected provinces and cities in Viet Nam, 2019.
[4] Goodman R, Psychometric properties of the strengths and difficulties questionnaire, J Am Acad Child Adolesc Psychiatry, Nov 2001, vol. 40, pp. 1337-45.
[5] Elberling H, Linneberg A, Olsen E.M, Goodman R, Skovgaard A.M, The prevalence of SDQ-measured mental health problems at age 5-7 years and identification of predictors from birth to preschool age in a Danish birth cohort: The Copenhagen Child Cohort 2000, European child & adolescent psychiatry, 2010, vol. 19, pp. 725-735.
[6] Shinsugi C, Gunasekara D, Takimoto H, Associations of Emotional Behavior with Nutritional Status and Lifestyle Habits among Schoolchildren Aged 5-10 Years in Sri Lanka, International Journal of Environmental Research and Public Health, 2021, vol. 18, p. 10332.