1. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TRẺ MẮC BỆNH BẠCH CẦU CẤP TẠI TRUNG TÂM NHI KHOA, BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Nguyễn Văn Toàn1, Trịnh Thịnh Linh1, Nguyễn Thành Nam1
1 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của trẻ mắc bệnh bạch cầu cấp tại Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai. Đánh giá kết quả điều trị trẻ mắc bệnh bạch cầu cấp tại Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai.


Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả, lấy số liệu hồi cứu trên 30 trẻ được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu cấp điều trị tại Trung tâm Nhi khoa thời gian từ năm 2018-2023.


Kết quả: Tuổi trung bình là 8,37 tuổi (từ 6 tháng đến 16 tuổi), tỉ lệ nam/nữ là 1,5/1. Các triệu chứng thường gặp lúc vào viện bao gồm sốt (60%), thiếu máu (80%), xuất huyết dưới da (46,6%), đau xương (53,3%), gan to (50%),  lách to (30%), hạch to (20%). Kết quả xét nghiệm máu ngoại vi tỉ lệ trẻ giảm số lượng hồng cầu (73,3%), giảm hemoglobin (90%), giảm tiểu cầu (80%), giảm bạch cầu đa nhân trung tính (76,6%), tế bào non ác tính (60%). Kết quả tủy đồ: 50% trẻ giàu tế bào tủy, 80% trẻ có tế bào non ác tính chiếm ưu thế (trên 50%), chỉ 13,3% trẻ có tỉ lệ tế bào non ác tính trong tủy từ 25-50%. Kết quả sau 4 tuần điều trị tấn công 100% trẻ sống, và đáp ứng hoàn toàn sau điều trị tấn công là 96%. Kết quả sau điều trị 6 năm, tỉ lệ trẻ sống trên 5 năm 13,3%, tỉ lệ trẻ sống từ 1 tháng đến 5 năm là 63,4%, tỉ lệ trẻ tử vong là 23,3%.


Kết luận: Tỉ lệ tử vong vẫn còn cao và các biến chứng của bệnh, nhiễm khuẩn cũng như của hóa chất điều trị ảnh hưởng đến thời gian nằm viện, chi phí điều trị và tâm lý của trẻ và gia đình.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Hunger S.P, Mullighan C.G, Acute Lymphoblastic Leukemia in Children, New England Journal of Medicine, 2015, 373 (16): 1541-52.
[2] Rana Z.A, Rabbani M.W, Sheikh M.A, Khan A.A, Outcome of childhood acute lymphoblastic leukaemia after induction therapy-3 years experience at a single paediatric oncology centre, J Ayub Med Coll Abbottabad, 2009, 21 (4): 150-3.
[3] Bùi Ngọc Lan, Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị bệnh lơ-xê-mi cấp dòng lympho nguy cơ không cao ở trẻ em, Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội, 2008.
[4] Nguyễn Thị Kim Hoa, Nghiên cứu biến đổi gen trong chẩn đoán và điều trị bệnh bạch cầu cấp trẻ em tại Bệnh viện Trung ương Huế, Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Dược Huế, 2022.
[5] Nguyễn Công Khanh, Huyết học và lâm sàng nhi khoa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 2004.
[6] Nguyễn Thị Mai Hương, Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm và đánh giá kết quả điều trị bệnh bạch cầu cấp dòng lympho nhóm nguy cơ cao ở trẻ em theo phác đồ CCG 1961, Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội, 2015.
[7] Trần Thị Liên Nhi, Nghiên cứu hiệu quả điều trị và một số biến chứng của bệnh bạch cầu cấp dòng lympho trong giai đoạn tấn công tại Khoa Ung bướu, Bệnh viện Nhi Trung ương, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Trường Đại học Y Hà Nội, 2015.