44. XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN LOÀI, MẬT ĐỘ CỦA MUỖI ANOPHELES Ở MỘT SỐ TỈNH KHU VỰC VEN BIỂN NAM BỘ, GIAI ĐOẠN 2023 - 2024

Phùng Thị Thanh Thúy1, Giang Hán Minh1, Đoàn Bình Minh1, Mai Đình Thắng1, Lê Tấn Kiệt1, Đỗ Quốc Hoa1, Phạm Thị Nhung1, Nguyễn Hữu Phúc1, Ngô Hằng Thủy Trúc1
1 Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng TP. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành từ năm 2023 đến năm 2024 tại các xã thuộc khu vực ven biển Nam Bộ nhằm đánh giá thành phần loài, mật độ muỗi Anopheles tại một số tỉnh khu vực ven biển Nam Bộ giai đoạn 2023 – 2024.


Kết quả thu thập được 1.520 con muỗi Anopheles và 442 con bọ gậy Anopheles gồm 12 loài, tăng 02 loài so với giai đoạn 2019-2023. Chỉ phát hiện 01 véc tơ chính truyền bệnh sốt rét là An. epiroticus, chiếm ưu thế với tỷ lệ 78,62% (1.195/1.520). Thành phần loài Anopheles tương đối ổn định qua các năm.


Tại các điểm nghiên cứu, mật độ An. epiroticus thu thập bằng các phương pháp khác nhau có mật độ cao nhất từ 4,18 – 6,05 con/giờ/người (đối với phương pháp bẫy màn người) và 3,0 con/nhà (đối với phương pháp soi trong nhà ngày). Mật độ An. nimpeAn. sinensis thu thập bằng các phương pháp khác nhau tương đối thấp tại các điểm nghiên cứu, chỉ từ 0,17-0,78 con/giờ/người. Các loài khác như An. subpictus, An. argyropus, An. peditaeniatus, … có mật độ không đáng kể.


Mật độ muỗi Anopheles thu thập bằng phương pháp bẫy màn người có mật độ rất cao từ 4,7 – 7,98 con/người/đêm, mật độ muỗi ngoài nhà cao gấp 1,70 lần mật độ muỗi trong nhà. Tại Cà Mau có mật độ muỗi An. epiroticus cao gấp 3,37 – 39,04 lần, mật độ bọ gậy Anopheles cao gấp 2,12 – 2,66 lần so với các điểm nghiên cứu khác trong khu vực.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] World malaria report 2022. World Health Organization, 2023. ISBN 978-92-4-008617-3 (electronic version).
[2] Báo cáo tình hình sốt rét 12 tháng năm 2022. Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng TP. HCM, 2023.
[3] Vũ Đức Chính. Tình hình côn trùng truyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết Dengue và các biện pháp phòng chống 2019. Tạp chí phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng, số 5(113)/2019, trang 9.
[4] Quy trình nội bộ xác định thành phần loài, mật độ muỗi, bọ gậy Anopheles. Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP. HCM.
[5] Nguyễn Mạnh Hùng và cộng sự. Cẩm nang kỹ thuật phòng chống bệnh sốt rét. Nhà xuất bản Y học, 2011.
[6] Nguyễn Mạnh Hùng và cộng sự. Bảng định loại muỗi Anophelinae ở Việt Nam. Nhà xuất bản Y học, 2008.
[7] Nguyễn Văn Dũng và cộng sự. Danh mục các loài muỗi ở Việt Nam, Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 6, 2015.
[8] Lê Thành Đồng và cộng sự. Phân bố véc tơ sốt rét ở khu vực Nam Bộ - Lâm Đồng giai đoạn 2003 – 2013, Tạp chí phòng chống sốt rét và ký sinh trùng, 2013.
[9] Báo cáo Kết quả giám sát, điều tra, thử nhạy cảm, hiệu lực sinh học giai đoạn 5 năm (2019 – 2023). Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng TP. HCM, 2024.
[10] Trần Thanh Dương và cộng sự. Kỹ năng nhận biết và phòng chống côn trùng gây bệnh, gây hại, Viện Sốt rét - KST - CT Trung ương, Hà Nội, 2015.