8. THÀNH PHẦN LOÀI, PHÂN BỐ, TẬP TÍNH ĐỐT MỒI VÀ VAI TRÒ Y HỌC CỦA RUỒI VÀNG (Diptera simulidae) Ở HUYỆN MƯỜNG NHÉ TỈNH ĐIỆN BIÊN, NĂM 2024

Nguyễn Quang Thiều1, Hoàng Đình Cảnh1, Nguyễn Văn Đạt1, Vũ Đức Chính1, Nguyễn Văn Tuấn1, Nguyễn Trần Bích Diệp1, Nguyễn Anh Tuấn1, Trần Thị Loan1, Nguyễn Văn Dũng1
1 Viện Sốt Rét - Ký Sinh Trùng - Côn trùng Trung Ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định thành phần loài, phân bố, tập tính đốt mồi và vai trò y học của ruồi vàng tại xã Sín Thầu và xã Sen Thượng, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.


Phương pháp nghiên cứu: Thời gian thực hiện từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2024. Thu thập ruồi vàng trưởng thành bằng phương pháp dùng vợt, mồi gia súc. Giai đoạn chưa trưởng thành thu thập qua giá thể. Mổ tìm ký sinh trùng theo quy trình của WHO 2002. Đánh giá tổn thương của người dân khi bị ruồi vàng đốt qua phỏng vấn trực tiếp.


Kết quả: Tổng số thu thập được 462  cá thể ruồi vàng thuộc 20 loài tại các điểm điều tra. Tại xã Sín Thầu 19 loài, xã Sen Thượng 11 loài. Ba loài được ghi nhận hút máu trâu Simulium nigrogilvum, Simulium striatum, Simulium asakoae. Riêng loài S. nigrogilvum hút cả máu người. Ruồi vàng đốt mồi từ 7 giờ sáng đến 17 giờ chiều, mạnh nhất từ 7 giờ đến 10 giờ sáng và từ 16 giờ đến 17 giờ chiều. Phỏng vấn 400 người dân thấy100% bị ruồi vàng đốt. Các tổn thương thường thấy khi bị ruồi vàng đốt gồm vết đốt rỉ máu, nóng rát, ngứa, chiếm tỷ lệ 100%. Mổ 223 cá thể thuộc 3 loài S. nigrogilvum; S. striatum và S. asakoae chỉ phát hiện thấy ký sinh trùng ở loài Simulium nigrogilvum. Kết luận: Đã thu thập được 462 cá thể ruồi vàng trưởng thành, thuộc 20 loài, 3 phân giống, 1 giống thuộc họ Simulidae. 3 loài S. nigrogilvum, S. striatum, S. asakoae ghi nhận hút máu  người, trâu. Tỷ lệ giá thể nhiễm ấu trùng, nhộng ruồi vàng là 83,26%. Thời gian đốt mồi  từ 7 giờ sáng đến 17 giờ tối, đỉnh cao 8 giờ sáng đến 9 giờ sáng. Người dân bị ruồi vàng đốt đều có chung một số tổn thương ban đầu là: có các biểu hiện vết đốt tụ máu đỏ tươi, ngứa, nóng rát kèm xuất hiện ban đỏ quanh vết đốt. Loài S. nigrogilvum nhiễm ký sinh trùng ở phần bụng và phần ngực với tỷ lệ nhễm 2%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1]. Crosskey R.W. (1990), The Natural History of Black Flies, John Wiley, Chichester, U. K.Davies, J.B. Black flies (Diptera:Simuliidae), 732pp.
[2]. Takaoka H.(2018), “Classification, annotated list and keys for the black flies (Diptera: Simuliidae) of Peninsular Malaysia”, Zootaxa 4498 (1): pp.001–065
[3]. Fukuda M.(2003), “Natural Infections with Filarial Larvae in Two Species of Black Flies (Diptera: Simuliidae) In Northern Thailand”, Jpn.J.Trop. Med. Hyg., Vol.31, No.2: pp.99-102.
[4]. WHO (2022), Onchocerciasis, The World Health Organization, 2022.