5. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN NHIỄM VI NẤM TRÊN BỆNH NHÂN CAO TUỔI ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRÀ VINH TỪ NĂM 2022 - 2023

Lý Khánh Linh1, Nguyễn Ngọc Thể1
1 Trường Đại học Trà Vinh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định yếu tố liên quan đến nhiễm vi nấm trên bệnh nhân cao tuổi có biểu hiện viêm tiết niệu hoặc viêm ngoài da tại Bệnh viện Đa khoa Trà Vinh.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện từ tháng 11/2022 đến 6/2023. Đối tượng nghiên cứu là tất cả bệnh nhân lão khoa từ 60 tuổi trở lên đang điều trị có biểu hiện viêm tiết niệu hoặc viêm ngoài da tại Bệnh viện Đa khoa Trà Vinh.


Kết quả: Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nhiễm vi nấm có liên quan đến các yếu tố bệnh sử như: suy thận (p = 0,001, PR = 2,37, 95%CI: 1,45 - 3,88), sử dụng corticoid đường uống (p = 0,015, PR = 1,93, 95%CI: 1,14 - 3,29). Thời gian mắc các bệnh mạn tính cũng làm tỷ lệ nhiễm vi nấm cao hơn bình thường như ở: đái tháo đường (p = 0,022, PR = 1,03, 95%CI: 1,01 - 1,06), suy thận (p < 0,001, PR = 1,09, 95%CI: 1,05 - 1,12), sử dụng corticoid (p < 0,001, PR = 1,11, 95%CI: 1,06 - 1,17), nằm viện lâu (p < 0,001, PR = 1,02, 95%CI: 1,01 - 1,02). Các yếu tố cận lâm sàng cũng có liên quan đến tỷ lệ nhiễm vi nấm như: màu sắc nước tiểu đục (p < 0,001, PR = 76,93, 95%CI: 10,55 - 560,75), bạch cầu trong nước tiểu (p = 0,046, PR = 4,31, 95%CI: 1,03 - 18,09).


Kết luận: Nghiên cứu cho thấy việc nhiễm vi nấm ở bệnh nhân cao tuổi có liên quan đến các yếu tố bệnh nền như suy thận, sử dụng corticoid hay thời gian mắc bệnh mạn tính lâu ngày. Các kết quả cận lâm sàng như màu sắc nước tiểu đục hay có bạch cầu trong nước tiểu là yếu tố có liên quan nhiễm vi nấm trên bệnh nhân cao tuổi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1]. Denning DW. Global incidence and mortality of severe fungal disease. Lancet Infect Dis. 2024; 24(7):e428-e438. 10.1016/s1473-3099(23)00692-8.
[2]. Gong Y, Li C, Wang C, et al. Epidemiology and mortality-associated factors of invasive fungal disease in elderly patients: A 20-year retrospective study from Southern China. Infect Drug Resist. 2020; 13:711-723. 10.2147/idr.S242187.
[3]. Nguyễn Thị Nhung, Lưu Thị Bình. Đặc điểm bệnh nhân nhiễm khuẩn tiết niệu phức tạp điều trị tại Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên. VMJ.2022;508(2). 10.51298/vmj.v508i2.1580
[4]. Bongomin F, Gago S, Oladele RO and Denning DW. Global and multi-national prevalence of fungal diseases-estimate precision. J Fungi (Basel). 2017; 3(4). 10.3390/jof3040057.
[5]. Darenskaya MA, Kolesnikova LI and Kolesnikov SI. Oxidative stress: Pathogenetic role in diabetes mellitus and its complications and therapeutic approaches to correction. Bull Exp Biol Med. 2021; 171(2):179-189. 10.1007/s10517-021-05191-7.
[6]. Alshehri BA, Alamri AM, Rabaan AA and Al-Tawfiq JA. Epidemiology of Dermatophytes isolated from clinical samples in a Hospital in Eastern Saudi Arabia: A 20-Year Survey. J Epidemiol Glob Health. 2021; 11(4):405-412. 10.1007/s44197-021-00005-5.
[7]. Vieira JN, Feijó AM, Bueno ME, et al. Evaluation of the frequency of Candida spp. in hospitalized and non-hospitalized subjects. Braz J Biol. 2018; 78(4):644-652. 10.1590/1519-6984.169623.
[8]. Vera M, Molano A and Rodríguez P. Turbid white urine. NDT Plus. 2010; 3(1):45-7. 10.1093/ndtplus/sfp135.
[9]. Yang SP, Chen YY, Hsu HS, Wang FD, Chen LY and Fung CP. A risk factor analysis of healthcare-associated fungal infections in an intensive care unit: a retrospective cohort study. BMC Infect Dis. 2013; 13:10. 10.1186/1471-2334-13-10.
[10]. Odabasi Z and Mert A. Candida urinary tract infections in adults. World J Urol. 2020; 38(11):2699-2707. 10.1007/s00345-019-02991-5.