3. BÁO CÁO CA BỆNH: BỆNH NHI MẮC BỆNH SÁN DÂY Hymenolepiasis TẠI VIỆN SỐT RÉT-KÝ SINH TRÙNG-CÔN TRÙNG TRUNG ƯƠNG

Trần Huy Thọ1, Hoàng Đình Cảnh1, Đỗ Trung Dũng1, Phạm Mạnh Linh1, Huỳnh Hồng Quang2, Hà Huy Tình3, Văn Thị Thơ1
1 Viện Sốt rét - Kí sinh trùng - Côn trùng Trung ương
2 Bệnh viện Đống Đa
3 Viện Sốt rét - Kí sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Giới thiệu: Bệnh sán dây (Hymenolepiasis) gây ra bởi loài Hymenolepis nana (sán dây lùn) và Hymenolepis diminuta (sán dây chuột), còn gọi là Hymenolepis spp. là một bệnh ký sinh trùng lây truyền từ động vật sang người lưu hành trên toàn cầu, đặc biệt vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới. Bệnh do Hymenolepis nana (H. nana) lây truyền qua 2 chu trình, đó là chu trình trực tiếp bằng đường phân - miệng, do người ăn phải các thức ăn chứa trứng sán dây lùn H. nana hoặc chu trình tự nhiễm là vật chủ bị nhiễm H. nana, trứng không theo phân ra ngoài và nở ngay trong lòng ruột vật chủ phát triển thành con trưởng thành và gây bệnh. Bệnh do Hymenolepis diminuta (H. diminuta) được lây truyền qua chu trình gián tiếp do nuốt phải động vật chân đốt chứa ấu trùng H. diminuta. Bệnh do Hymenolepis spp. gây tổn thương nhung mao ruột non, hồi tràng, đặc biệt là trẻ em.


Trình bày ca bệnhT: Một trẻ em nam 7 tuổi mắc sán dây chuột sống tại Xã Diễn Ngọc, Diễn Châu, Nghệ An, một tháng trước khi vào viện có triệu chứng lâm sàng chán ăn, gầy sút cân nhẹ, đau bụng quanh rốn từng đợt, bệnh nhi không có thói quen vệ sinh tay trước khi ăn, soi tươi phân tìm thấy trứng sán dây Hymenolepis spp. Bệnh nhi được điều trị thành công với liệu trình praziquantel liều 25 mg/kg cân nặng liều duy nhất.


Kết luận: Bệnh sán dây Hymenolepiasis là một nhiễm trùng rất hiếm gặp trong thực hành lâm sàng, có thể bị bỏ sót do triệu chứng lâm sàng mờ nhạt. Các thầy thuốc cần lưu ý khi gặp những bệnh nhi không có thói quen vệ sinh tay trước khi ăn, có triệu chứng lâm sàng như chán ăn, gầy sút cân, đau bụng quanh rốn cần cho làm xét nghiệm phân tìm trứng sán dây Hymenolepis spp. càng sớm càng tốt để chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1]. Lê Thành Đồng, Đỗ Thị Phượng Linh, Phùng Thị Thanh Thúy (2021). Một số đặc điểm dịch tễ liên quan đến nhiễm giun, sán ở khu vực Nam Bộ, Lâm Đồng. Tạp chí Phòng chống Sốt rét và các bệnh ký sinh trùng, số 1(121)/2021, tr.23-32.
[2]. Nguyễn Văn Đề, Phạm Ngọc Minh, Phan Thị Hương Liên, Cao Vân Huyền, Nguyễn Thị Hậu, Phạm Ngọc Duấn (2020). Thực trạng nhiễm giun sán tại phòng xét nghiệm ký sinh trùng năm 2018-2019. Tạp chí Phòng chống Sốt rét và các bệnh ký sinh trùng, số 1 (115), tr 10-16.
[3]. Singh C, Sharma B, Aneja A, Lal SB, Khurana S et al., (2020). Coinfection with Hymenolepis nana and Hymenolepis diminuta infection in a child from North India: A rare case report. Trop Parasitol. 2020;10(1):56-58.
[4]. Panti-May JA, Rodríguez-Vivas RI, García-Prieto L, Servián A, Costa F. Worldwide overview of human infections with Hymenolepis diminuta. Parasitol Res. 2020;119(7):1997-2004. doi:10.1007/s00436-020-06663-x
[5]. Vu Thi LB, Do Trung D, Tran Huy T, Nguyen Le V, Nguyen Thi Nhu Q, Do Ngoc A. Human infection with Hymenolepis diminuta: case report of a child in rural Vietnam. J Infect Dev Ctries. 2024;18(9):1458-1460. Published 2024 Sep 30. doi:10.3855/jidc.18978
[6]. https://dienchau.nghean.gov.vn/nong-thon-moi/xa-dien-ngoc-dien-chau-don-chuan-ntm-524842
[7]. https://www.cdc.gov/hymenolepis/hcp/clinical-care/index.html
[8]. Niwa A, Miyazato T. Enhancement of intestinal eosinophilia during Hymenolepis nana infection in mice. J Helminthol. 1996;70(1):33-41. doi:10.1017/s0022149x00015108
[9]. https://www.cdc.gov/dpdx/hymenolepiasis/index.html