45. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ CHĂM SÓC TRƯỚC, TRONG VÀ SAU SINH CỦA PHỤ NỮ DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI HUYỆN ĐỊNH HÓA, THÁI NGUYÊN NĂM 2024

Trần Văn Tùng1, Nguyễn Thái Quỳnh Chi2, Trần Đăng Khoa1
1 Vụ Sức khoẻ Bà mẹ - Trẻ em
2 Trường Đại học Y tế công cộng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng sử dụng dịch vụ chăm sóc trước, trong và sau sinh của phụ nữ dân tộc thiểu số tại huyện Định Hóa, Thái Nguyên năm 2024.


Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu cắt ngang, phỏng vấn trên 307 phụ nữ dân tộc thiểu số ở huyện Định Hóa, Thái Nguyên thông qua Bộ câu hỏi được xây dựng sẵn dựa trên mục tiêu nghiên cứu và có tham khảo, điều chỉnh từ bản câu hỏi của UNFPA.


Kết quả: Về chăm sóc trước sinh: 100% khám thai ít nhất 01 lần và 93,8% khám thai ít nhất 04 lần; 97,4% sử dụng dịch vụ trong 16 tuần đầu mang thai. Có 98,0% khám tại cơ sở y tế công; 98,7% được cán bộ cơ sở y tế khám. Về chăm sóc khi sinh: 99,3% sinh con tại cơ sở y tế và tất cả đều có sự hỗ trợ của nhân viên y tế có kỹ năng. Về chăm sóc sau sinh: 97,1% được cung cấp dịch vụ từ cán bộ tại cơ sở y tế; 59,6% khám tại bệnh viện tuyến huyện/tuyến cao hơn. Tỷ lệ chăm sóc trẻ trong vòng 48 giờ sau sinh là 97,7%. Có 34,2% được sàng lọc sơ sinh; 95,4% được chăm sóc sau sinh tại nhà trong 6 tuần sau đẻ.


Kết luận: Thực trạng sử dụng dịch vụ chăm sóc trước, trong và sau sinh đạt tỷ lệ cao. Can thiệp sức khỏe điện tử có hiệu quả giúp tăng cường sử dụng dịch vụ CSSKBMTE. Cần có các chiến lược mở rộng can thiệp sức khoẻ điện tử cho phụ nữ DTTS.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] UNFPA. Những rào cản trong tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ và kế hoạch hóa gia đình của đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam. 2017.
[2] UNICEF. Antenatal care - UNICEF DATA. [cited 2024 Mar 4]. Available from: https://data.unicef.org/topic/maternal-health/antenatal-care/.
[3] Nhóm nghiên cứu Trường Đại học Y tế Công cộng. Nghiên cứu đánh giá chỉ số đầu vào và xác định nhu cầu can thiệp sức khỏe bà mẹ dân tộc ít người tại 6 tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. 2022.
[4] Hà Văn Thúy. Nghiên cứu thực trạng sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em tại Tây Nguyên. Tạp chí Y học Việt Nam. 2017;456(1):24-32.
[5] Nguyễn Anh Vũ, Lưu Thị Mỹ Thục, Nguyễn Thị Hằng Nga. Thực trạng chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ mang thai và đang nuôi con nhỏ tại Điện Biên. Tạp chí Dinh dưỡng & Thực phẩm. 2018;1(14):45-50.
[6] Vụ Sức khỏe Bà mẹ Trẻ em. Báo cáo hoạt động chăm sóc sức khỏe bà mẹ. Hà Nội: Bộ Y tế; 2023.
[7] UN Women. Figures on ethnic minority women and men in Viet Nam 2015: Based on the results of the Survey on the Socio-economic Situation of 53 Ethnic Minority Groups in Viet Nam 2015. 2017.
[8] Tổng cục Thống kê. Niên giám thống kê 2023. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê; 2023.