32. THỰC TRẠNG TRẦM CẢM, LO ÂU, STRESS VÀ NHU CẦU HỖ TRỢ TÂM LÝ CỦA BỆNH NHÂN UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU NGHỆ AN NĂM 2024
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả thực trạng trầm cảm, lo âu, stress và nhu cầu hỗ trợ tâm lý của bệnh nhân ung thư đại trực tràng điều trị tại Bệnh viện Ung Bướu Nghệ An
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang 178 bệnh nhân ung thư đại trực tràng được chẩn đoán xác định ung thư đại trực tràng bằng phương pháp mô bệnh học từ tháng 10/2023 đến tháng 05/2024.
Kết quả nghiên cứu: Tuổi trung bình 60 ± 12,15; Thấp nhất: 19; Cao nhất: 90 tuổi; Nam giới chiếm 57,9, nghề nghiệp nông dân chiếm đa số: 39,3%. Đặc điểm về bệnh: Giai đoạn III có tỷ lệ cao nhất chiếm 53,9%, chưa di căn 60,1%; phương pháp điều trị hóa trị đơn thuần là 51,7%; Thời gian phát hiện bệnh > 12 tháng chiếm tỷ lệ cao nhất 34,8% và gặp tác dụng phụ sau điều trị chiếm 93,3%. Tỷ lệ mắc trầm cảm chung là 74,7%, lo âu 69,7% và stress 52,8%. 100% người bệnh ung thư đại trực tràng có nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội trong đó nhu cầu hỗ trợ cao 24,2%.
Kết luận: Tỷ lệ mắc trầm cảm, lo âu, stress ở các người bệnh ung thư đại trực tràng khá cao. Hầu hết người bệnh có có nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội. Cần có những can thiệp sớm về mặt tinh thần bằng những giải pháp thích hợp trợ giúp người bệnh tăng hiệu quả điều trị và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
lo âu, trầm cảm, stress, hỗ trợ tâm lý, ung thư đại trực tràng
Tài liệu tham khảo
[2] Miniotti, M. et al. "Supportive care needs, quality of life and psychological morbidity of advanced colorectal cancer patients", Eur J Oncol Nurs. 2019, 43: 101668.
[3] Lehto-Järnstedt, Ulla-Sisko. Social support and psychological stress processes in the early phase of cancer. Tampere University Press. 2000.
[4] Lehto-Järnstedt, U. S., Ojanen, M.and Kellokumpu-Lehtinen, P. "Cancer-specific social support received by newly diagnosed cancer patients: validating the new Structural-Functional Social Support Scale (SFSS) measurement tool". Support Care Cancer, 2004, 12(5): 326-37.
[5] Abu-Helalah, M. A, et al. "Quality of life and psychological well-being of colorectal cancer survivors in Jordan". Asian Pac J Cancer Prev, 2014, 15(18): 7653-64.
[6] Grassi, L."Psychiatric and psychosocial implications in cancer care: the agenda of psycho-oncology". Epidemiol Psychiatr Sci, 2020, 29, p. e89.
[7] Nguyễn Kim Lưu, Dương Trung Kiên. "Nghiên cứu hội chứng trầm cảm ở bệnh nhân ung thư mới được phát hiện tại Bệnh viện Quân y 103". Kỷ yếu công trình 2010-2015, Học viện Quân y, Bệnh viện Quân y 103. 2015
[8] Chih-Te Ho. et al. "Certain bio-psychosocial-spiritual problems associated with dyspnea among advanced cancer patients in Taiwan". Support Care Cancer, 2012, 20(8): 1763-70.
[9] Thomas B, Devi N, Sarita GP, et al. "Reliability & validity of the Malayalam hospital anxiety & depression scale (HADS) in cancer patients". Indian J Med Res, 2015, 122(5):395.
[10] Trần Thị Liên, "Nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của người bệnh ung thư điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình". Tạp chí Khoa học Điều dưỡng, 2019, Tập 2 Số 3(2).