20. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ TÍNH KHÁNG KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN ĐỒNG NHIỄM Ở TRẺ VIÊM PHỔI NHIỄM VI RÚT HỢP BÀO HÔ HẤP (RSV)
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn đồng nhiễm ở trẻ viêm phổi do RSV tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả thực hiện trên các ca bệnh viêm phổi do nhiễm RSV và đồng nhiễm vi khuẩn tại Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương.
Kết quả: Trong 162 trẻ, nam chiếm 58,6% và nữ chiếm 41,4%. Phần lớn là trẻ dưới 12 tháng tuổi (68,9%). Triệu chứng lâm sàng chủ yếu là sốt (74,7%) và suy hô hấp (66,7%) trẻ có suy hô hấp. Các xét nghiệm cận lâm sàng (X-Quang, chỉ số máu, CRP) phản ánh rõ mức độ viêm nhiễm. Haemophilus influenzae có tỷ lệ tiết men Betalactamase khá cao 72,13%, tỷ lệ kháng cao với Ampicillin, Cefuroxime và Cefaclor (trên 90%). Cefotaxime có tỷ lệ nhạy cảm cao (98,2%) và vi khuẩn chưa kháng với Ceftriaxone, Imipenem, và Ciprofloxacin.
Kết luận: Trẻ bị viêm phổi nhiễm vi rút hợp bào hô hấp đồng nhiễm vi khuẩn thường có biểu hiện lâm sàng điển hình như sốt, suy hô hấp, và ran phổi. Các xét nghiệm cận lâm sàng cho thấy tình trạng viêm nhiễm rõ rệt. H. influenzae là vi khuẩn đồng nhiễm phổ biến nhất có tỷ lệ tiết men Betalactamase khá cao 72,1%, kháng cao với nhiều loại kháng sinh đòi hỏi sự thận trọng trong việc lựa chọn kháng sinh trong điều trị.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Viêm phổi, vi rút hợp bào hô hấp (RSV), vi khuẩn đồng nhiễm, kháng kháng sinh
Tài liệu tham khảo
[2] Y. Li, X. Wang, D. M. Blau, et al. Global, regional, and national disease burden estimates of acute lower respiratory infections due to respiratory syncytial virus in children younger than 5 years in 2019: a systematic analysis. Lancet, 2022, 399(10340): 2047-2064.
[3] H. Hishiki, N. Ishiwada, C. Fukasawa, et al. Incidence of bacterial coinfection with respiratory syncytial virus bronchopulmonary infection in pediatric inpatients. J Infect Chemother, 2011, 17(1): 87-90.
[4] H. C. Lin, Y. C. Liu, T. Y. Hsing, et al. RSV pneumonia with or without bacterial co-infection among healthy children. J Formos Med Assoc, 2022, 121(3): 687-693.
[5] K. Bohmwald, N. M. S. Gálvez, G. Canedo-Marroquín, et al. Contribution of cytokines to tissue damage during human respiratory syncytial virus infection. Frontiers in Immunology, 2019, 10.
[6] V. G. Nolan, S. R. Arnold, A. M. Bramley, et al. Etiology and impact of co-infections in children hospitalized with community-acquired pneumonia. J Infect Dis, 2018, 218(2): 179-188.
[7] D. Elmore, B. Yaslam, K. Putty, et al. Is fever a red flag for bacterial pneumonia in children with viral bronchiolitis? Glob Pediatr Health, 2019, 6: 2333794x19868660.
[8] S. Esposito, S. Bianchini, M. Gambino et al. Measurement of lipocalin-2 and syndecan-4 levels to differentiate bacterial from viral infection in children with community-acquired pneumonia. BMC Pulm Med, 2016, 16(1): 103.
[9] Trương Thị Việt Nga, Lê Thị Hồng Hanh và Phạm Thu Nga. Tính kháng kháng sinh của vi khuẩn Haemophilus influenze và kết quả điều trị viêm phổi do Haemophilus influenze ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Tạp chí Y học Việt Nam, 2022, 517(2).
[10] M. Zhou, P. Fu, C. Fang, et al. Antimicrobial resistance of Haemophilus influenzae isolates from pediatric hospitals in Mainland China: report from the ISPED program, 2017–2019. Indian J Med Microbiol. 2021, 39(4): 434-438.