13. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHƯƠNG PHÁP QUANG ĐÔNG VI XUNG THỂ MI XUYÊN CỦNG MẠC BỔ SUNG TRÊN BỆNH NHÂN GLÔCÔM KHÁNG TRỊ

Võ Tuyết Mai1, Phạm Thị Thủy Tiên2, Đoàn Kim Thành3, Nguyễn Minh Đức3, Nguyễn Thảo Hương2, Huỳnh Ngọc Thanh2
1 Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
2 Bệnh viện Mắt Thành phố Hồ Chí Minh
3 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Glôcôm kháng trị thất bại với phương pháp quang đông thể mi xuyên củng mạc thường quy là một thách thức với bác sĩ glôcôm. Bệnh nhân có thể mù lòa hoặc đau nhức dữ dội. Gần đây, phương pháp quang đông thể mi xuyên củng mạc bổ sung kết hợp 2 kỹ thuật: “quét và chấm điểm”, với khả năng hạ nhãn áp và an toàn. Vì vậy chúng tôi quyết định tiến hành nghiên cứu đánh giá hiệu quả phương pháp quang đông thể mi xuyên củng mạc bổ sung trên bệnh nhân glôcôm kháng trị đã thất bại với phương pháp quang đông thể mi thường quy.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, can thiệp lâm sàng không nhóm chứng. Tái khám sau 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng. Tiêu chuẩn thành công khi nhãn áp hạ ≥ 20% hoặc nhãn áp từ 6 đến 25 mmHg và không có phẫu thuật glôcôm khác.


Kết quả: Nghiên cứu 39 mắt, tuổi trung bình: 55,2 ± 12,9, tỉ lệ nam : nữ ≈ 1,2 : 1. Glôcôm tân mạch tỉ lệ cao nhất chiếm 38,5%. Thị lực từ sáng tối âm đến ĐNT 0,5m. Tất cả ở giai đoạn nặng có tỉ lệ lõm / đĩa ≈ 1.0. Nhãn áp trước điều trị là 43,1 ± 9,6 mmHg sau 6 tháng 20,7 ± 13,5 mmHg (giảm 60%) (p < 0,001). Số lượng thuốc hạ áp trước điều trị là 3,6 ± 0,6 còn 1,5 ± 1,1 sau 6 tháng (p < 0,001). Không ghi nhận biến chứng nghiêm trọng.


Kết luận: Phương pháp quang đông thể mi xuyên củng mạc bổ sung có hiệu quả và an toàn trên bệnh nhân glôcôm kháng trị đã thất bại với phương pháp quang đông thể mi xuyên củng mạc thường quy.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Hoàng Thị Kiều Hậu, Phạm Thị Thủy Tiên, Trang Thanh Nghiệp, Nguyễn Phạm Trung Hiếu. Đánh giá hiệu quả quang đông thể mi bằng laser vi xung chọn lọc trên bệnh nhân glôcôm tuyệt đối. . Tạp chí Y học Cộng Đồng. 2022;63(1).
[2] Kuchar, S., et al. (2016), "Treatment outcomes of micropulse transscleral cyclophotocoagulation in advanced glaucoma", Lasers Med Sci. 31(2), pp. 393-6.
[3] Preda, M. A., et al. (2020), "Clinical outcomes of micropulse transscleral cyclophotocoagulation in refractory glaucoma-18 months follow-up", Lasers Med Sci. 35(7), pp. 1487-1491.
[4] Tan, A. M., et al. (2010), "Micropulse transscleral diode laser cyclophotocoagulation in the treatment of refractory glaucoma", Clin Exp Ophthalmol. 38(3), pp. 266-72.
[5] Wong, K. Y. T., et al. (2020), "MP3 Plus: A Modified Micropulse Transscleral Cyclophototherapy Technique for the Treatment of Refractory Glaucoma", J Glaucoma. 29(4), pp. 264-270.
[6] Zaarour, K., et al. (2019), "Outcomes of Micropulse Transscleral Cyclophotocoagulation in Uncontrolled Glaucoma Patients", J Glaucoma. 28(3), pp. 270-275.