6. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NẤM MIỆNG Ở BỆNH NHÂN HIV/AIDS TẠI TRUNG TÂM NHIỆT ĐỚI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN (2022-2024)

Ngũ Thị Thắm1, Vũ Văn Du2, Quế Anh Trâm3
1 Bệnh viện Thái Thượng Hoàng
2 Bệnh viện Phụ sản Trung ương
3 Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đề tài: Đánh giá kết quả điều trị nấm miệng ở bệnh nhân HIV/AIDS tại Trung tâm Nhiệt đới Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An


Phương pháp: Nghiên cứu can thiệp không ngẫu nhiên, không đối chứng, so sánh trước sau.


Kết quả: Trong số 42 bệnh nhân tham gia điều trị, tỷ lệ hết tổn thương trên lâm sàng sau 4 tuần là 78,6%, tỷ lệ khỏi sau 4 tuần trên xét nghiệm nấm (-) là 78,6%, tỷ lệ khỏi trên lâm sàng và xét nghiệm nấm (-) là như nhau và được coi là khỏi bệnh, trong đó có 3 bệnh nhân không khám lại, nên tỷ lệ bệnh nhân khỏi bệnh trong nghiên cứu là 84,6%(33/39). Tỷ lệ có tải lượng vi rút (+) giảm đáng kể từ 61,5% trước điều trị còn 38,5% sau điều trị, p < 0,05. Tỷ lệ không khỏi sau 4 tuần điều trị nấm miệng là 15,4%(6/39), trong đó tỷ lệ không khỏi ở bệnh nhân HIV/AIDS ở giai đoạn III, IV lần lượt là 44,4% và 100,0%. Tỷ lệ gặp tác dụng không mong muốn của thuốc fluconazole150mg là 11,4% (9/42). Tác dụng không mong muốn hay gặp nhất là buồn nôn với 16,7%(7/42), các tác dụng phụ khác gồm tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi tương ứng 9,5%, 4,8%, 4,8%.


Kết luận: Trong 42 bệnh nhân thma gia điều trị có 3 bệnh nhân không khám lại, vì vậy tỷ lệ điều trị khỏi bệnh nấm miệng điều trị bằng fluconazole 150mg là 84,6% (33/39). Tỷ lệ tác dụng không mong muốn của thuốc là 11,4%(9/42). Tác dụng không mong muốn hay gặp nhất là buồn nôn16,7%(7/42), tự khỏi sau khi dừng điều trị 1 – 3 ngày.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Hodgson TA, Greenspan D, Greenspan JS (2004). Oral lesions of HIV disease in industrialized countries. Proceedings of the 5th World Workshop on Oral Health and disease in AIDS, July 6-9, 2004, Phuket, Thailand. Advances in Dental Research 2005.
[2] Tarun Kumar and Neha Arora et al. (2023). Candidiasis lesions in oral cavity in immune compromised HIV positive patients: A review of Literature: https://doi.org/10.33545/26649659.2023.v5.i1a.4.
[3] Maeve M. Coogan end et al (2005). Oral lesions in infection with human immunodeficiency virus.
[4] Silvere D Zaongo et al. (2023), Candida albicans can foster gut dysbiosis and systemic inflammation during HIV infection. HIV/AIDS (Auckl).14:15:683-696 https://doi.org/10.1080/19490976.2167171
[5] Nguyễn Ngọc Thiên Hương và CS (2007), Những tổn thương niêm mạc miệng liên quan với nhiễm HIV ở người cai nghiện ma túy, Tạp chí Y học Tp. Hồ Chí Minh. Tập11(2), Tr.200-205
[6] Patton LL, Bonito AJ, Shugars DAA systematic review of the effectiveness of antifungal drugs for the prevention and treatment of oropharyngeal candidiasis in HIV-positive patients, Oral Surg Oral Med Oral Pathol Oral Radiol Endod, 2001, vol. 92(pg. 170-9)
[7] BaccagliniL, Atkinson JC, PattonLL, et al. Management of oral lesions in HIV-positive patients, Oral Surg Oral Med Oral Pathol Oral Radiol Endod, 2007, vol. 103 Suppl 50(pg. e1-23)
[8] Graybill JR, Vazquez J, Darouiche RO, et al. Randomized trial of itraconazole oral solution for oropharyngeal candidiasis in HIV/AIDS patients, Am J Med, 1998, vol. 104 (pg. 33-9)
[9] Omar Jm Hamza et al. Single-Dose Fluconazole versus Standard 2-Week Therapy for Oropharyngeal Candidiasis in HIV-Infected Patients: A Randomized, Double-Blind, Double-Dummy Trial. Clinical Infectious Diseases, Volume 47, Issue 10, 15 November 2008, Pages 1270–1276.