45. NHIỄM NẤM CANDIDA SPP VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN VIÊM ÂM ĐẠO TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y TÂN TẠO NĂM 2024
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 270 bệnh nhân bị viêm âm đạo đến khám tại bệnh viện Đại Học Y Tân Tạo, Long An với mục tiêu xác định tỷ lệ nhiễm nấm, loài nấm và các yếu tố liên quan.
Phương pháp nghiên cứu: Thu thập dữ liệu thông qua phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi thiết kế sẵn, kết hợp với khám phụ khoa. Nhiễm nấm Candida spp được xác định bằng xét nghiệm soi trực tiếp, nuôi cấy định loài trên môi trường Sabouraud và Chromagar Candida.
Kết quả: Tỷ lệ nhiễm nấm Candida spp âm đạo là 15,9%. C. albicans chiếm 79,1%, kế tiếp là C. glabrata 16,3%, C. krusei và C. tropicalis cùng tỷ lệ 2,3%. Phụ nữ cư ngụ tại thành thị có tỷ lệ viêm âm đạo do Candida spp cao gấp 2,57 so với nông thôn (KTC95%: 1,14 – 5,88, p = 0,02); phụ nữ sử dụng thuốc ngừa thai có tỷ lệ viêm âm đạo do Candida spp cao gấp 4,49 lần (KTC95%: 2,22 – 9,08, p < 0,001); Phụ nữ sử dụng kéo dài các thuốc không rõ loại có tỷ lệ nhiễm Candida spp cao gấp 3,51 lần so với không dùng thuốc (KTC95%: 1,17 – 10,55, p = 0,025)
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
[2] Jacob L., John M., Kalder M., Kostev K., Prevalence of vulvovaginal candidiasis in gynecological practices in Germany: A retrospective study of 954,186 patients. Current medical mycology, 2018, 4(1):6-11
[3] Nguyễn Thị Huệ và CS, Tỷ lệ và một số yếu tố ảnh hưởng đến nhiễm nấm Candida sp. âm đạo trên phụ nữ đến khám phụ khoa tại BV Đại học y Hà Nội năm 2021, 2022 , Tạp chí phòng chống sốt rét và các bệnh ký sinh trùng, 2(128), trang 72 - 82
[4] Lâm Hồng Trang và Bùi Chí Thương, Tỷ lệ viêm âm đạo và các yếu tố liên quan ở phụ nữ Khmer trong độ tuổi sinh sản tại huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh", Tạp chí y học TPHCM, 2018, 22(1), trang 179-183.p
[5] Nguyễn Thị Bé Ni và CS, Tình hình nhiễm nấm Candida spp ở phụ nữ viêm âm đạo tại BV Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ năm 2022-2023, Tạp Chí Y Dược Học Cần Thơ, 2023, (63), trang. 142-149.
[6] Việt Thị Minh Trang và CS, Tỷ lệ viêm âm đạo ở phụ nữ độ tuổi sinh sản tại đơn vị sản phụ khoa phòng khám đa khoa trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, Tạp chí y học Việt Nam, 2024, 534 (1), trang 246 - 251
[7] Đỗ Thị Thùy Dung và CS, Xác định thành phần loài nấm ở nữ bệnh nhân viêm sinh dục đến khám và điều tại BV Quân y 103, Tạp chí khoa học Điều dưỡng, 2022, 5(3), trang 42-50
[8] Zeng, X., et al, Risk Factors of Vulvovaginal Candidiasis among Women of Reproductive Age in Xi'an: A Cross-Sectional Study, Biomed Res Int, 2018 , ID 9703754, 8
[9] Nguyễn Thị Anh Vân và CS, Một số yếu tố liên quan đến nhiễm nấm Candida spp ở phụ nữ có chồng tại huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, Tạp chí Y học dự phòng, 2024, 30(6), trang 113-12