40. TÍNH ĐỀ KHÁNG VỚI KHÁNG SINH VÀ PHÁT HIỆN GEN KHÁNG THUỐC CỦA VI KHUẨN GRAM ÂM TRÊN TRẺ TỪ 2 THÁNG ĐẾN 24 THÁNG TUỔI NHẬP VIỆN VÌ VIÊM PHỔI CÓ TIỀN CĂN SINH NON

Nguyễn Thị Thu Sương1, Trần Anh Tuấn2
1 Trường Đại học Khoa học Sức khỏe, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Nhi đồng 1

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Tiêu khảo sát tỉ lệ đề kháng với kháng sinh trong điều trị viêm phổi và tìm hiểu đặc điểm gen kháng thuốc của vi khuẩn gam âm trong viêm phổi ở trẻ từ 2 tháng đến 24 tháng có tiền sử sinh non, nhập viện vì viêm phổi tại khoa Hô hấp bệnh viện Nhi đồng 1 bằng phương pháp lấy bệnh phẩm NTA làm PCR và tìm gen kháng thuốc.
Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu, cắt ngang mô tả có phân tích 120 trường hợp viêm phổi cộng đồng (VPCĐ) có chỉ định nhập viện (NV) được điều trị tại khoa Hô hấp bệnh viện Nhi Đồng 1 từ 9/2023-7/2024, lấy dịch khí quản (NTA-nasal trachio aspiration) thực hiện PCR (Polymerase Chain Reaction) đa tác nhân nhiễm trùng hô hấp dưới.
Kết quả: Trong thời gian từ 9/2023-7/2024, có 120 ca thỏa tiêu chuẩn được đưa vào nghiên cứu, ghi nhận kết quả: Mức độ non tháng: < 28 tuần 10,0%, 28 tuần-32 tuần 22,5%, > 32 tuần 67,5%. Tình trạng dinh dưỡng: thừa cân 3,2%, bình thường hoặc suy dinh dưỡng nhẹ 76%, suy dinh dưỡng trung bình 10%, suy dinh dưỡng nặng 10,8%.
Các tác nhân vi khuẩn trên cấy NTA: phát hiện Streptococcus pneumoniae là tác nhân chiếm tỉ lệ cao nhất 26,5%, Escherichia coli (tỉ lệ 17,6%) đều có gen kháng ESBL và AmpC, có 3 trường hợp cấy dương tính với Haemophilus influenzae non type B. Hơn 50% S.pneumoniae kháng với Penicillin và Clarithromycin; 66,7% kháng với Cefotaxime; 44,4% kháng với Ceftriaxone và Clindamycin, xuất hiện 2 trường hơp S.pneumoniae kháng với Levofloxacin. Phát hiên gen của VK gram âm kháng với kháng sinh AmpC: DHA (9/32), ACC (2/32), FOX (1/32), Colistin: mcr3 (4/32), mcr4 (4/32), mcr5 (6/32), mcr9 (3/32), mcr10 (2/32), Carbapenemase: OXA48 (2/32), OXA51(5/32), OXA58 (2/32), IMP (6/32), VIM (2/32), NDM1 (6/32), GES (3/32), KPC (1/32).
Kết luận: Nên đánh giá chặt chẽ tính đề kháng để chọn lựa kháng sinh thích hợp. Tăng cường giám sát và theo dõi tình trạng kháng thuốc ở các bệnh viện và cộng đồng để kịp thời điều chỉnh phác đồ điều trị, các biện pháp vệ sinh, kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện và cộng đồng, như rửa tay, vệ sinh bề mặt, và sử dụng các phương pháp cách ly, là rất quan trọng để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn kháng thuốc.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Jain S, Williams DJ, Arnold SR, et al (2015).
Community-Acquired Pneumonia Requiring
Hospitalization among U.S. Children. N Engl
J Med; 372(9):835-845. doi:10.1056/NEJMoa1405870
[2] Rueda ZV, Bermúdez M, Restrepo A, et al
(2022). Induced sputum as an adequate clinical
specimen for the etiological diagnosis of community-acquired pneumonia (CAP) in children
and adolescents. International Journal of Infectious Diseases; 116:348-354. doi:10.1016/j.
ijid.01.026
[3] Lê Minh Quí (2020). Tác nhân vi sinh và các yếu
tố liên quan đến độ nặng của viêm phổi mắc phải
cộng đồng ở trẻ từ 2 tháng đến 59 tháng tuổi.
Luận văn chuyên khoa cấp II. Đại học Y Dược
Thành phố Hồ Chí Minh.
[4] Lê Bình Bảo Tịnh (2023). Đánh giá đáp ứng
với kháng sinh trị liệu trong điều trị viêm phổi
cộng đồng trên bệnh nhi 2-59 tháng tuổi tại khoa
hô hấp bệnh viện Nhi đồng 1. Luận văn chuyên
khoa cấp II. Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí
Minh.
[5] William J Barson (2024). Pneumonia in children:
Epidemiology, pathogenesis, and etiology. UpToDate website. Updated: Jul 25, 2024. August
5, 2024. https:// www.uptodate.com/contents/
pneumonia-in-children-epidemiology-pathogenesis-and-etiology
[6] Matthew S, Community-Acquired Pneumonia.
Nelson Textbook of Pediatrics. 22nd ed. Elsevier; 2024: 2642-2651
[7] Nguyễn Thị Thu Sương, Trần Anh Tuấn, Phan
Hữu Nguyệt Diễm (2023). Đặc điểm lâm sàng
và cận lâm sàng phân biệt viêm phổi do vi khu-
ẩn và do vi rút trong viêm phổi nặng trẻ em
khoa hô hấp bệnh viện nhi đồng 1. Tạp chí Nhi
khoa;16(4):18-28. doi:https://doi.org/10.52724/
tcnk.v16i4.223
[8] Deloria Knoll M, et al (2021). Introduction
to the Site-specific Etiologic Results From
the Pneumonia Etiology Research for Child
Health (PERCH) Study. Pediatric Infectious
Disease Journal; 40(9S):S1-S6. doi:10.1097/
INF.0000000000002778
[9] Phạm Hùng Vân (2006). Kỹ thuật xét nghiệm vi
sinh lâm sàng. Vụ khoa học Đào tạo -Bộ Y tế.
Nhà xuất bản Y học Hà Nội: 67-77
[10] Cao Phạm Hà Giang, Phạm Thị Minh Hồng
(2014). Đặc điểm lâm sàng, vi sinh và điều trị
của trẻ em viêm phổi nặng cần thở oxy tại Bệnh
viện Nhi đồng 2. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội
trú. Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
[11] Ngô Chí Quang, Phan Hữu Nguyệt Diễm (2023).
Khảo sát tỉ lệ đồng nhiễm tác nhân gây bệnh và
kết quả điều trị viêm phổi nặng cần hỗ trợ oxy ở
trẻ em từ 2 tháng đến 5 tuổi nhập khoa nội tổng
quát 1 và 2 tại Bệnh viện Nhi Đồng 1. Luận văn
thạc sĩ Y học. Đại học Y Dược Thành phố Hồ
Chí Minh.
[12] Trần Quang Khải (2022). Đặc điểm lâm sàng,
cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm phổi nặng
mắc phải cộng đồng ở trẻ em tại bệnh viện Nhi
đồng Cần Thơ. Luận án Tiến sĩ Y học. Trường
Đại học Y Hà Nội.
[13] William J Barson, M. Community-acquired
pneumonia in children: Outpatient treatment.
UpToDate website. Updated: April 04, 2024. August 15, 2024. https:// www.uptodate.com/contents/community-acquired-pneumonia-in-children-outpatient-treatment.
[14] Korppi, M. Antibiotic therapy in children with
community - acquired pneumonia. Acta Paediatr. 2021; 110(12): 3246-325
[15] William J Barson. Community-acquired pneumonia in children: Inpatient treatment. UpToDate website. Updated: Apr 25, 2022. August
20, 2024. https:// www.uptodate.com/contents/
pneumonia-in-children-inpatient-treatment
[16] Harris, M., et al. British Thoracic Society guidelines for the management of community acquired pneumonia in children. Thorax. 2011; 66
(2): 1-23
[17] Kalil AC, Metersky ML, Klompas M, et al.
Management of Adults With Hospital-acquired
and Ventilator-associated Pneumonia: Clinical Practice Guidelines by the Infectious Diseases Society of America and the American
Thoracic Society. Clinical Infectious Diseases.
2016;63(5):e61-e111. doi:10.1093/cid/ciw353
[18] Ferrero F, Nascimento‐Carvalho CM, Cardoso M ‐R., et al. Radiographic findings among
children hospitalized with severe community‐
acquired pneumonia. Pediatric Pulmonology.
2010; 45(10): 1009-1013.doi:10.1002/ ppul.
21287
[19] Brealey J.C., et al. Viral bacterial co-infection of the respiratory tract during early childhood. FEMS Microbiol Lett. 2015;362(10). doi:
10.1093/femsle/fnv062
[20] Kaplan, S.L. Methicillin-resistant Staphylococcus aureus infections in children: Epidemiology
and clinical spectrum. UpToDate website. Updated: Jan 05, 2023. August 15, 2024. https://
www. uptodate.com/ contents/ methicillin-resistant-staphylococcus-aureus-infections-in-children-epidemiology-and-clinical-spectrum
[21] Centers for Disease Control and Prevention.
Active Bacterial Core surveillance. Page last
reviewed: July 19, 2021, Content source: National Center for Immunization and Respiratory
Diseases, Division of Bacterial Diseases. https://
www.cdc.gov/abcs/about/index.html
[22] Musher, D.M. Resistance of Streptococcus
pneumoniae to beta-lactam antibiotics. UpToDate website. Updated: Oct 26, 2023. August
20, 2024. https:// www.uptodate.com/contents/
resistance-of-streptococcus-pneumoniae-to-beta-lactam antibiotics
[23] Musher, D.M. Resistance of Streptococcus pneumoniae to the fluoroquinolones, doxycycline,
and trimethoprimsulfamethoxazole. UpToDate
website. Updated: October 26, 2023. August 20,
2024. https://www.uptodate.com/contents/ resistance-of-streptococcus-pneumoniae-to-the-fluoroquinolones-doxycycline-and-trimethoprim-sulfamethoxazole
[24] Musher, D.M. Resistance of Streptococcus pneumoniae to the macrolides, azalides, and lincosamides. UpToDate website. Updated: Nov 15,
2023. August 20,2024. https://www.uptodate.
com/contents/resistance-of-streptococcus-pneumoniae-to-the macrolides-azalides-and-lincosamides
[25] Trần Thị Thanh Thư (2018). Vi khuẩn và tính đề
kháng kháng sinh ở trẻ nhiễm khuẩn huyết tại
khoa cấp cứu–hồi sức tích cực chống độc Bệnh
viện Nhi Đồng 1. Luận văn bác sĩ nội trú. Đại
học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
[26] Hadjadj L, et al (2019). Diversity of Carbapenem Resistance Mechanisms in Clinical
Gram-Negative Bacteria in Pakistan. Microb
Drug Resist. 2021; 27(6):760-767. doi: 10.1089/
mdr.2019.0387
[27] Effendi MH (2022), Molecular identification of
bla TEM gene of extended-spectrum beta-lactamase-producing Escherichia coli from healthy
pigs in Malang district, East Java, Indonesia. J
Adv Vet Anim Res. 2022 Sep 30;9(3):447-452.
doi: 10.5455/javar.2022.i613. PMID: 36382042