39. ỨNG DỤNG PHẪU THUẬT DẪN LƯU THẮT LƯNG Ổ BỤNG TRONG ĐIỀU TRỊ DÒ DỊCH NÃO TỦY SAU PHẪU THUẬT

Lê Nguyễn Duy Khương1, Lê Thiện Nhân1,2, Nguyễn Công Vinh1, Nguyễn Sĩ Bảo1,2
1 Bệnh viện Nhân dân 115
2 Trường Đại học Khoa học Sức khỏe, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Dò dịch não tủy (CSF), một biến chứng có thể xảy ra sau các ca phẫu thuật thần kinh hoặc cột sống, gây ra các rủi ro đáng kể như nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương và đau đầu do áp lực thấp. Khi các phương pháp điều trị bảo tồn không thể khắc phục được tình trạng rò rỉ kéo dài, các can thiệp phẫu thuật như dẫn lưu não thất - phúc mạc (VP shunt) hoặc dẫn lưu thắt lưng - phúc mạc (LP shunt) được xem xét. Mặc dù VP shunt được sử dụng rộng rãi, nhưng nó có thể dẫn đến các biến chứng như xuất huyết nội sọ và co giật. Trong khi đó, LP shunt không xâm lấn vào hộp sọ và tránh được các biến chứng liên quan, đặc biệt thích hợp với bệnh nhân có hệ thống não thất không giãn.
Nghiên cứu này đánh giá hiệu quả của LP shunt trên ba trường hợp rò dịch não tủy sau phẫu thuật thần kinh tại Bệnh viện Nhân Dân 115 từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2024. Cả ba bệnh nhân, sau khi trải qua phẫu thuật mở sọ để lấy khối u não, đều gặp tình trạng rò dịch não tủy kéo dài không đáp ứng với các phương pháp điều trị bảo tồn. Phương pháp LP shunt đã được lựa chọn với hệ thống dẫn lưu kiểu Spetzler có khả năng điều chỉnh áp lực. Kết quả sau phẫu thuật cho thấy cả ba bệnh nhân đều hồi phục tốt, không ghi nhận biến chứng nào như nhiễm trùng hoặc tắc nghẽn shunt. Các triệu chứng lâm sàng đều biến mất và bệnh nhân xuất viện sau bảy ngày.
Những kết quả này cho thấy LP shunt có thể là một phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn đối với tình trạng rò dịch não tủy sau phẫu thuật thần kinh, đặc biệt ở những bệnh nhân có não thất không giãn. Tuy nhiên, cần có thêm các nghiên cứu với số lượng bệnh nhân lớn hơn và thời gian theo dõi lâu hơn để đánh giá chính xác hiệu quả lâu dài của phương pháp này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Dobrocky T, Nicholson P, Häni L, et al. Spontaneous intracranial hypotension: searching for the CSF leak. Lancet Neurol. Apr 2022;21(4):369-380. doi:10.1016/s1474-4422(21)00423-3
[2] D'Antona L, Jaime Merchan MA, Vassiliou A, et al. Clinical Presentation, Investigation Findings, and Treatment Outcomes of Spontaneous Intracranial Hypotension Syndrome: A Systematic Review and Meta-analysis. JAMA Neurol. Mar 1 2021;78(3):329-337. doi:10.1001/jamaneurol.2020.4799
[3] Greenberg MS. Greenberg's Handbook of Neurosurgery. 10th ed. Thieme; 2023.
[4] Savitz MH, Bobroff LM. Low incidence of delayed intracerebral hemorrhage secondary to ventriculoperitoneal shunt insertion. J Neurosurg. Jul 1999;91(1):32-4. doi:10.3171/jns.1999.91.1.0032
[5] Yang TH, Chang CS, Sung WW, Liu JT. Lumboperitoneal Shunt: A New Modified Surgical Technique and a Comparison of the Complications with Ventriculoperitoneal Shunt in a Single Center. Medicina (Kaunas, Lithuania). Sep 26 2019;55(10)doi:10.3390/medicina55100643
[6] Foo NP, Tun YC, Chang CC, Lin HL, Cheng CH, Chuang HY. Clinical Outcome and Safety of Lumboperitoneal Shunt in the Treatment of Non-Obstructive Hydrocephalus. Clinical interventions in aging. 2023;18:477-483. doi:10.2147/cia.S401116
[7] Sinha M, Bajaj J, Kumar A, et al. Lumboperitoneal Shunts - Patient Selection, Technique, and Complication Avoidance: An Experience of 426 Cases. Neurology India. 2021;69(Suppl 2)
[8] Elshirbiny MF, Badr H, ahmed A, serag S, Khalil Af. Migration complications of lumboperitoneal shunts. Egyptian Journal of Neurosurgery. 2022/11/21 2022;37(1):36. doi:10.1186/s41984-022-00178-6