38. KẾT QUẢ SỚM PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ UNG THƯ ĐẠI TRÀNG VỚI KỸ THUẬT THỰC HIỆN MIỆNG NỐI HOÀN TOÀN TRONG Ổ BỤNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Kỹ thuật thực hiện miệng nối trong ổ bụng trong phẫu thuật nội soi cắt đại tràng đã có nhiều ưu điểm như vết mổ ngắn hơn, tăng tính thẩm mỹ nhưng vẫn đảm bảo về mặt ung thư học. Đây là kỹ thuật an toàn và khả thi. Nghiên cứu này đánh giá kết quả sớm phẫu thuật nội soi cắt đại tràng với kỹ thuật nối trong ổ bụng.
Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả hồi cứu. Tất cả bệnh nhân ung thư đại tràng được phẫu thuật nội soi cắt đại tràng nối trong ổ bụng từ 01/2021 đến 08/2023.
Kết quả: Có 22 nam (56,41%) và 17 nữ (43,59%) với độ tuổi trung bình là 71 tuổi (45-89 tuổi). BMI trung bình là 20,65 Kg/m2 (16,9 – 23,6 Kg/m2). Không có trường hợp chuyển mổ mở. Thời gian mổ trung bình, lượng máu mất ước tính, thời gian nằm viện lần lượt là 262 phút (120 – 480 phút), 44 ml (20 – 100 ml), 13 ngày (7 – 48 ngày). Chiều dài vết mổ trung bình 4,8 cm (3 – 9 cm). Thời gian phục hồi lưu thông ruột trung bình là 2,44 ngày (2 – 3 ngày). Không có tai biến trong mổ. Biến chứng sau mổ chiếm 7,7%: 1 trường hợp nhiễm trùng vết mổ (2,6%), 2 trường hợp xì miệng nối (5,1%). Số hạch phẫu tích được trung bình là 9 hạch (8 – 41 hạch), có 79,5% bệnh nhân có di căn hạch. Tất cả trường hợp đều có diện cắt trên, dưới không có tế bào ung thư. Chiều dài mẫu bệnh phẩm trung bình là 28 cm (20 -40 cm).
Kết luận: Phẫu thuật nội soi cắt đại nối trong ổ bụng là phương pháp an toàn và khả thi cho phẫu thuật điều trị ung thư đại tràng với tỷ lệ biến chứng thấp, đường mổ lấy bệnh phẩm ngắn hơn, thời gian phục hồi lưu thông ruột ngắn.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Ung thư đại tràng, phẫu thuật nội soi, kỹ thuật nối trong ổ bụng
Tài liệu tham khảo
[2] Wu Q, Jin C, Hu T, et al (2017). Intracorporeal versus extracorporeal anastomosis in laparoscopic right colectomy: a systematic review and meta-analysis. Journal of Laparoendoscopic & Advanced Surgical Techniques, 27(4):348-357.
[3] Mari GM, Crippa J, Costanzi A, et al (2018). Intracorporeal anastomosis reduces surgical stress response in laparoscopic right hemicolectomy: a prospective randomized trial. Surgical Laparoscopy, Endoscopy & Percutaneous Techniques, 28(2):77-81.
[4] Vignali A, Bissolati M, De Nardi Paola, et al (2016). Extracorporeal vs. intracorporeal ileocolic stapled anastomoses in laparoscopic right colectomy: an interim analysis of a randomized clinical trial. Journal of Laparoendoscopic & Advanced Surgical Techniques, 26(5):343-348.
[5] Allaix ME, Degiuli M, Bonino MA, et al. (2019), Intracorporeal or extracorporeal ileocolic anastomosis after laparoscopic right colectomy: a double-blinded randomized controlled trial. Annals of Surgery, 270(5):762-767.
[6] Bollo J, Turrado V, Rabal A, et al (2020). “Randomized clinical trial of intracorporeal versus extracorporeal anastomosis in laparoscopic right colectomy (IEA trial)”. Journal of British Surgery, 107(4):364-372
[7] Nguyễn Hoàng Bắc, Đỗ Minh Đại, Từ Đức Hiền (2003), Cắt đại tràng nội soi. Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh, 7(1):127-131.
[8] Nguyê̂ n Anh Dũng, Đỗ Đình Công, Phạm Hữu Thông (2003), Kết quã ban đầu cũa phâ̂ u thuật nội soi trong điều trị ung thư đại trực tràng. Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh, 7(2):121-124. Đào Văn Cam, Lê Huy Lưu, Hàn Thế Cơ (2019), Kết quả sớm điều trị ung thư đại tràng bằng phẫu thuật nội soi hoàn toàn. Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh, 23(1):207-213.