35. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN UNG THƯ DẠ DÀY TẠI KHOA TIÊU HÓA BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Ung thư dạ dày thường có tiên lượng xấu khi phát hiện ở giai đoạn muộn. Chúng tôi đánh giá đặc điểm các bệnh nhân ung thư dạ dày thông qua việc hỏi bệnh sử, tiền căn và các cận lâm sàng như nội soi, CT bụng, giải phẫu bệnh. Qua đó giúp chẩn đoán ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu và tiến cứu được tiến hành tại Bệnh viện Thống Nhất. Bệnh nhân được chẩn đoán ung thư dạ dày từ tháng 01/2023 đến 02/2024, được đưa vào nghiên cứu. Nghiên cứu đánh giá về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, đặc điểm mô bệnh học của các bệnh nhân ung thư dạ dày.
Kết quả: Trong số 74 bệnh nhân, nam giới chiếm tỉ lệ 73%. Tuổi trung bình: 65,05 ±10,59. Lí do nhập viện thường gặp nhất ở các bệnh nhân ung thư dạ dày là đau bụng thượng vị (84%). Tiền căn nhiễm Hp ở các BN ung thư dạ dày chiếm tỉ lệ 8,1%, tiền căn gia đình ung thư đường tiêu hóa là 10,8%. Vị trí tổn thương trên nội soi thường gặp nhất là góc bờ cong nhỏ (31,1%) và hình thái tổn thương thường gặp nhất là ung thư dạng loét (chiếm 54,1%). Phân loại giai đoạn TNM dựa trên CT-scan bụng đều là giai đoạn IB trở lên (94,1%). Tất cả bệnh nhân đều có kết quả giải phẫu bệnh là Carcinôm tuyến.
Kết luận: Tỉ lệ phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn muộn còn cao. Do vậy việc nắm bắt đầy đủ các yếu tố nguy cơ và triệu chứng ở giai đoạn sớm của ung thư dạ dày là cực kì quan trọng, góp phần tầm soát và điều trị kịp thời cho bệnh nhân, giúp cải thiện tiên lượng sống còn cho bệnh nhân.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Ung thư dạ dày, đặc điểm lâm sàng, nội soi
Tài liệu tham khảo
[2] NIH. Cancer Stat Facts : Stomach Cancer National Institutes of Health. 2022.
[3] Phan Văn Cương (2018). “Nghiên cứu tỷ suất mắc mới ung thư dạ dày trong cộng đồng dân cư Hà Nội 2009-2013”. Luận án tiến sĩ y học. Đại học Y Hà Nội.
[4] Lê Viết Nho (2014). “Nghiên cứu sự biểu lộ của EGFR, HER2 và mối liên quan với đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi, mô bệnh học ở bệnh nhân ung thư biểu mô dạ dày”. Luận án tiến sỹ y học, Đại học Y Huế.
[5] Đặng Văn Thời (2017). “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, thương tổn và đánh giá kết quả lâu dài phẫu thuật triệt căn ung thư phần trên dạ dày”. Luận văn Tiến sĩ Y học. Đại học Y Huế
[6] Võ Văn Ty (2012). “Khảo sát mô hình bệnh tật và tử vong tại bệnh viện Thống Nhất năm 2010”. Tạp chí y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2012:11-7.
[7] Wanebo H.J. KBJ, Joan Chmiel J., et al (1993). “Cancer of the Stomach A Patient Care Study by the American College of Surgeons”. Annals Of Surgery. 1993;218(5):583-92.
[8] Saghie A (2013). “Gastric Cancer: Environmental Risk Factors, Treatment and Prevention”. Journal of Carcinogenesis & Mutagenesis. 2013;S14.
[9] Kim JS, Kim MA, Kim TM, Lee SH, Kim DW, Im SA, et al (2009). “Biomarker analysis in stage III–IV (M0) gastric cancer patients who received curative surgery followed by adjuvant 5-fluorouracil and cisplatin chemotherapy: epidermal growth factor receptor (EGFR) associated with favourable survival”. British Journal of Cancer. 2009;100(5):732-8.
[10] Van den Munckhof ICL JH, Hopman MTE, et al (2018). “Relation between age and carotid artery intima-medial thickness: a systematic review”. Clin Cardiol. 2018;41(5):698-704.
[11] Vũ Quang Toàn (2017). “Đánh giá kết quả điều trị ung thư dạ dày giai đoạn IIB-III (T4, N0-3, M0) bằng hóa chất bổ trợ EOX sau phẫu thuật tại bệnh viện K”. Luận văn Tiến sĩ Y Học. Đại học Y Hà Nội
[12] Vương Tuyết Mai, Nguyễn Khánh Trạch, Phùng Đức Cam (2001). “Kết quả nghiên cứu tỷ lệ nhiễm Helicobacter pylori ở 528 người khỏe mạnh”.Kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa học. Hội nghị khoa học Tiêu hóa toàn quốc lần thứ 7. 2001:11-4.
[13] Trịnh Tuấn Dũng (2009). “Nghiên cứu đặc điểm về tuổi, giới và hình thái giải phẫu bệnh của ung thư dạ dày sớm. Nghiên cứu được thực hiện ở 66 trường hợp được điều trị phẩu thuật cắt đoạn dạ dày kèm khối u và vét hạch tại bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108 từ 6/1999 – 8/2009”. Kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa học. Hội nghị khoa học Tiêu hóa toàn quốc lần thứ 15.
[14] Nomura AMY, Wilkens LR, Henderson BE, et al (2012). “The association of cigarette smoking with gastric cancer: the multiethnic cohort study”. Cancer Causes Control. 2012;23(1):51-8.