34. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG COLISTIN VÀ ĐẶC ĐIỂM ĐỘC TÍNH THẬN TRÊN BỆNH NHÂN NHIỄM KHUẨN DO KLEBSIELLA PNEUMONIAE TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT

Nguyễn Thị Uyên1, Huỳnh Phúc Thảo1, Phạm Thị Thu Hiền2, Bùi Thị Hương Quỳnh2,3
1 Trường Đại học Khoa học Sức khỏe, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Thống Nhất
3 Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm sử dụng colistin và độc tính thận trên bệnh nhân nhiễm khuẩn do Klebsiella pneumoniae tại Bệnh viện Thống Nhất.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang thông qua hồi cứu dữ liệu hồ sơ bệnh án của bệnh nhân nhiễm khuẩn do Klebsiella pneumoniae được chỉ định colistin tại Bệnh viện Thống Nhất giai đoạn tháng 01 đến tháng 06 năm 2023.
Kết quả: Trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2023, có 54 hồ sơ bệnh án thỏa mãn tiêu chuẩn nghiên cứu. Mức độ nhạy cảm Klebsiella pneumoniae với các nhóm kháng sinh đều dưới 50%, ngoại trừ giữ mức nhạy cảm 73,0% với colistin và 63,6% với amikacin. Bệnh nhân đều được sử dụng colistin trong phác đồ phối hợp, trong đó phối hợp hai chiếm 34,3%, phối hợp ba chiếm 58,6%, phối hợp bốn chiếm 7,1%, phổ biến nhất là phối hợp colistin với carbapenem và một kháng sinh có phổ trên tụ cầu vàng kháng methicillin. Có 47,2% bệnh nhân được dùng liều nạp colistin với mức liều nạp trung bình 8,7 ± 1,1 MIU. Trung vị liều duy trì là 6,8 (khoảng tứ phân vị 6,0-9,0) MIU và liều tích lũy toàn đợt là 45,0 (khoảng tứ phân vị 27,0-65,3) MIU. Có 21 bệnh nhân xuất hiện tổn thương thận cấp, trong đó có 33,3% bệnh nhân ở mức nguy cơ, 23,8% ở mức tổn thương và 42,9% ở mức suy thận theo tiêu chuẩn RIFLE với trung vị thời gian khởi phát độc tính là 5,0 (khoảng tứ phân vị 4,0-5,0) ngày.
Kết luận: Tỷ lệ bệnh nhân gặp tổn thương thận cấp trong quá trình sử dụng colistin điều trị nhiễm khuẩn do Klebsiella pneumoniae khá cao. Cần tăng cường giám sát chức năng thận trong quá trình sử dụng colistin.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Xu L, Sun X, Ma X. Systematic review and meta-analysis of mortality of patients infected with carbapenem-resistant Klebsiella pneumoniae. Annals of clinical microbiology and antimicrobials. 2017;16(1):18.
[2] Falagas ME, Kasiakou SK. Colistin: the revival of polymyxins for the management of multidrug-resistant gram-negative bacterial infections. Clinical infectious diseases : an official publication of the Infectious Diseases Society of America. 2005;40(9):1333-41.
[3] Ricci Z, Cruz D, Ronco C. The RIFLE criteria and mortality in acute kidney injury: A systematic review. Kidney international. 2008;73(5):538-46.
[4] Nguyễn Bích Tuyền, Đỗ Thị Phương Dung, Bùi Thị Hương Quỳnh, Võ Duy Thông. Phân tích việc sử dụng colistin tại bệnh viện Đa khoa Đồng Nai. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021;500(2):118-24.
[5] Phạm Thị Mỹ Hoa, Phạm Hồng Thắm, Trương Thị Hà, Đinh Hữu Hào, Huỳnh Văn Ân, Trần Mạnh Hùng. Khảo sát tình hình sử dụng colistin từ tháng 01 đến tháng 06 năm 2020 tại bệnh viện Nhân dân Gia Định. Tạp chí Y học TP HCM. 2021;25(4):179-86.
[6] Nguyễn Thị Uyên, Phạm Đình Thắng, Phạm Thị Thu Hiền, Bùi Thị Hương Quỳnh. Tỷ lệ nhiễm và đề kháng kháng sinh của Klebsiella pneumoniae phân lập tại bệnh viện Thống Nhất giai đoạn 2018-2022. Tạp chí Y học Cộng đồng. 2023;64(8):60-7.
[7] Võ Quang Huy, Lê Thị Thu Ngân, Võ Thị Hà, Nguyễn Minh Hà. Tình hình đề kháng kháng sinh của Klebsiella pneumoniae tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương giai đoạn 2019-2022. Tạp chí Y học Việt Nam. 2023;527(2):163-7.
[8] Nguyễn Bảo Kim, Nguyễn Trung Nghĩa, Nguyễn Thị Hà, Bùi Sơn Nhật. Khảo sát thực trạng sử dụng colistin tại bệnh viện E. Tạp chí Y học Việt Nam. 2023;528(1):368-72.
[9] Tsuji BT, Pogue JM, Zavascki AP, Paul M, Daikos GL, Forrest A, et al. International Consensus Guidelines for the Optimal Use of the Polymyxins: Endorsed by the American College of Clinical Pharmacy (ACCP), European Society of Clinical Microbiology and Infectious Diseases (ESCMID), Infectious Diseases Society of America (IDSA), International Society for Anti-infective Pharmacology (ISAP), Society of Critical Care Medicine (SCCM), and Society of Infectious Diseases Pharmacists (SIDP). Pharmacotherapy. 2019;39(1):10-39.
[10] Gai Z, Samodelov SL, Kullak-Ublick GA, Visentin M. Molecular Mechanisms of Colistin-Induced Nephrotoxicity. Molecules (Basel, Switzerland). 2019;24(3).