32. ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN TRẺ EM DƯỚI 2 TUỔI NHẬP VIỆN BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ các đặc điểm phát triển theo lứa tuổi ở trẻ dưới 2 tuổi nhập viện tại các khoa nội trú Bệnh viện Nhi Đồng 1.
Phương pháp: Mô tả loạt ca từ tháng 11/2023 đến tháng 9/2024 tại Bệnh viện Nhi Đồng 1.
Kết quả: Trong số 201 bệnh nhân được khảo sát ban đầu, tỷ số nam/nữ=132 (65,7%)/69 (34,3%), tuổi trung vị (khoảng tứ phân vị) là 15,0 (11,0 – 21,5) tháng. Tỷ lệ trẻ thiếu máu, sâu răng, có vấn đề về mắt, có vấn đề về tai lần lượt là 27,9%; 15,9%; 7,0%; 1,5%. Chế độ ăn phù hợp, dinh dưỡng thích hợp lứa tuổi, và chế độ nuôi dưỡng thay đổi khi mắc bệnh lý chiếm tỷ lệ lần lượt là 56,7%; 68,7%; và 47,8%. Về khía cạnh phát triển thể chất, tỷ lệ bình thường, suy dinh dưỡng nhẹ, suy dinh dưỡng trung bình, suy dinh dưỡng nặng, nguy cơ thừa cân, thừa cân, béo phì lần lượt chiếm tỷ lệ 67,2%, 17,4%; 5,5%; 2,5%; 4,0%; 2,0%; 1,5%. Trẻ 12 tháng tuổi là nhóm tuổi gặp vấn đề chủ yếu về mặt nhận thức (hiểu được câu hỏi đơn giản chỉ chiếm 83,9%; ngôn ngữ (nói được ít nhất 3 từ đơn chỉ chiếm 84,9%; và vận động (biết đứng lên khi được kéo tay hoặc đi khi có người dắt tay chỉ chiếm 87,0%. Trẻ 18 tháng gặp vấn đề chủ yếu là ngôn ngữ khi tỷ lệ nói được ít nhất 20 từ đơn và nói được 4 phụ âm đều chỉ chiếm 86,4%. Trẻ 24 tháng lại gặp vấn đề về vận động với tỷ lệ đi lùi 2 bước mà không cần trợ giúp chỉ chiếm 83,3% và tỷ lệ bắt đầu tập chạy 89,4%. Có 29,4% người chăm sóc trực tiếp không thể hiện sự quan tâm trẻ 37,3% không biết cách làm cho trẻ thấy thoải mái và thể hiện tình yêu thương, tỉ lệ người cha không tham gia chăm sóc trẻ 28,9%.
Kết luận: Nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của can thiệp sớm để cải thiện sự phát triển toàn diện của trẻ.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
[2] Sommer I, Nußbaumer-Streit B, Gartlehner G. WHO Guideline: Physical Activity, Sedentary Behavior and Sleep for Children under 5 Years of Age. Das Gesundheitswesen [Internet]. 2021 Jul 28;83(07):509–11. Available from: http://www.thieme-connect.de/DOI/DOI?10.1055/a-1489-8049
[3] Guan H, Zhang Z, Wang B, Okely AD, Tong M, Wu J, et al. Proportion of kindergarten children meeting the WHO guidelines on physical activity, sedentary behaviour and sleep and associations with adiposity in urban Beijing. BMC Pediatr [Internet]. 2020 Dec 15;20(1):70. Available from: https://bmcpediatr.biomedcentral.com/articles/10.1186/s12887-020-1969-6
[4] Ertem I, Dogan DG, Srinivasan R, Yousafzai AK, Krishnamurthy V. Addressing early childhood development in healthcare: putting theory into practice. BMJ Paediatr Open [Internet]. 2022 Dec 29;6(1):e001743. Available from: https://
bmjpaedsopen.bmj.com/lookup/doi/10.1136/bmjpo-2022-001743
[5] Triatmaja NT, Mahmudiono T, Mamun A Al, Abdullah NA. Effectiveness of Positive Deviance Approach to Reduce Malnutrition among under Five Children: A Systematic Review and Meta-Analysis of Interventional Studies. Nutrients [Internet]. 2023 Apr 19;15(8):1961. Available from: https://www.mdpi.com/2072-6643/15/8/1961
[6] Sabri N ‘Amirah ‘Inani, Gan WY, Law LS, Chin YS, Mohd Shariff Z. Factors associated with cognitive and motor delays in Malaysian infants aged 6–12 months. Early Child Dev Care [Internet]. 2022 Apr 4;192(5):781–94. Available from: https://www.tandfonline.com/doi/full/10.1080/03004430.2020.1801666
[7] Fernald A, Marchman VA, Weisleder A. Socioeconomic status differences in language processing skill and vocabulary are evident at 18 months. Dev Sci [Internet]. 2013 Mar 8;16(2):234–48. Available from: https://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1111/desc.12019
[8] Hanrahan JE, Mangunatmadja I. Intrinsic risk factors for gross motor delay in children aged 6-24 months. Paediatr Indones [Internet]. 2019 Feb 26;59(1):27–32. Available from: https://paediatricaindonesiana.org/index.php/paediatrica-indonesiana/article/view/2029
[9] Shrestha M, Strand TA, Ulak M, Chandyo RK, Ranjitkar S, Hysing M, et al. The feasibility of the Ages and Stages Questionnaire for the assessment of child development in a community setting in Nepal. Child Care Health Dev [Internet]. 2019 May 18;45(3):394–402. Available from: https://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1111/cch.12654
[10] Muthusamy S, Wagh D, Tan J, Bulsara M, Rao S. Utility of the Ages and Stages Questionnaire to Identify Developmental Delay in Children Aged 12 to 60 Months. JAMA Pediatr [Internet]. 2022 Oct 1;176(10):980. Available from: https://jamanetwork.com/journals/jamapediatrics/fullarticle/2795686
[11] Tế, B.Y., Tài liệu hướng dẫn chuyên môn về chăm sóc phát triển trẻ toàn diện trong 5 năm đầu đời. Ban hành kèm theo Quyết định số: 40/QĐ-BYT ngày 06 tháng 01 năm 2023.
[12] Viện dinh dưỡng (2021), Tổng điều tra dinh dưỡng Toàn quốc từ 1995-2020.