28. HIỆU QUẢ CỦA NHĨ CHÂM TRONG ĐIỀU TRỊ MẤT NGỦ Ở BỆNH NHÂN SAU ĐỘT QUỴ: MỘT THỬ NGHIỆM LÂM SÀNG NGẪU NHIÊN CÓ NHÓM CHỨNG, MÙ ĐÔI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của nhĩ châm trong điều trị mất ngủ ở bệnh nhân sau đột quỵ giai đoạn hồi phục muộn hoặc mạn tính.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, ngẫu nhiên, có nhóm chứng, mù đôi trên 60 bệnh nhân mất ngủ sau đột quỵ tại Bệnh viện Y Học Cổ Truyền Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 12/2023 đến tháng 6/2024. Người bệnh được chia ngẫu nhiên thành hai nhóm: Nhóm nghiên cứu (nhĩ châm + điều trị cơ bản) và nhóm chứng (giả nhĩ châm + điều trị cơ bản). Người bệnh được theo dõi và đánh giá các chỉ số về giấc ngủ bằng thang điểm PSQI tại các thời điểm 0, 5, 10, 15 và 30 ngày.
Kết quả: Sau 30 ngày, nhóm nghiên cứu có sự cải thiện thời gian vào giấc (1,27 ± 0,45 so với 1,60 ± 0,62 ở nhóm chứng, p<0,05 từ ngày thứ 10), tổng thời gian ngủ và hiệu suất giấc ngủ (p<0,05 từ ngày thứ 15). Nhóm nghiên cứu cũng giảm sử dụng thuốc ngủ và cải thiện chất lượng giấc ngủ so với nhóm chứng (p<0,05). Tổng điểm PSQI ở nhóm nghiên cứu giảm qua các mốc thời gian: Ngày 5 (15,03 ± 2,52), ngày 10 (11,40 ± 2,06), ngày 15 (7,73 ± 2,21), và ngày 30 (6,87 ± 1,85) so với nhóm chứng (p<0,05 từ ngày thứ 10). Không ghi nhận bất kỳ tác dụng phụ nào liên quan đến nhĩ châm ở cả hai nhóm.
Kết luận: Nhĩ châm kết hợp điều trị cơ bản giúp cải thiện đáng kể chất lượng giấc ngủ ở bệnh nhân mất ngủ sau đột quỵ và an toàn khi sử dụng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Auricular acupuncture, post-stroke insosmnia, PSQI
Tài liệu tham khảo
[2] Fleming MK, Smejka T, Macey E. Improving sleep after stroke: a randomised controlled trial of digital cognitive behavioural therapy for insomnia. Journal of Sleep Research. 2023:13971.
[3] Hasan F, Muhtar MS, Wu D. Post-Stroke Insomnia Increased the Risk of Cognitive Impairments: A Hospital-Based Retrospective Cohort Study. Behavioral Sleep Medicine. 2023:1-9.
[4] Capiau A, Huys L, van Poelgeest E, et al. Therapeutic dilemmas with benzodiazepines and Z-drugs: insomnia and anxiety disorders versus increased fall risk: a clinical review. European geriatric medicine. 2023;14(4):697-708.
[5] Lo C, Liao W-C, Liaw J-J. The stimulation effect of auricular magnetic press pellets on older female adults with sleep disturbance undergoing polysomnographic evaluation. Evidence-Based Complementary and Alternative Medicine. 2013.
[6] Tô Minh Ngọc, Nguyễn Đỗ Quyên, Phùng Khánh Lâm, Nguyễn Xuân Bích Huyên, Lan TTX. Thang đo chất lượng giấc ngủ Pittsburg phiên bản Tiếng Việt. Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh. 2014;18(6):664-668.
[7] Yin Chunyue, R.Y, Yong. Clinical observation on auricular plaster therapy for improving sleep status in patients with post-stroke insomnia. Modern Journal of Integrated Traditional Chinese and Western Medicine. 2015;(7):774-775.
[8] Lan Y, Wu X, Tan H-J, et al. Auricular acupuncture with seed or pellet attachments for primary insomnia: a systematic review and meta-analysis. BMC complementary alternative medicine. 2015;15:1-14.
[9] Wei Jianhua, Jiang Tongbo, Wang Panpan, Min X. Effects of acupuncture combined with auricular point pressing with bean on clinical efficacy, inflammatory factors and sleep quality of patients with cerebral ischemic stroke in a convalescent stage. International Journal of Clinical and Experimental Medicine. 2021;14(1):704-710.
[10] Spence DW, Kayumov L, Chen A, et al. Acupuncture increases nocturnal melatonin secretion and reduces insomnia and anxiety: a preliminary report. The Journal of neuropsychiatry clinical neurosciences. 2004;16(1):19-28.