18. RỐI LOẠN LIPID MÁU VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆNH TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ĐẾN KHÁM SỨC KHỎE TẠI BỆNH VIỆN C ĐÀ NẴNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Người bị tiền đái tháo đường nếu không được phát hiện và quản lý kịp thời sẽ chuyển sang đái tháo đường. Rối loạn lipid máu ở người bệnh đái tháo đường làm tăng nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch. Do đó việc phát hiện sớm rối loạn lipid máu ở những người bệnh tiền đái tháo đường để can thiệp và điều trị kịp thời giúp làm chậm quá trình phát triển của bệnh và phòng ngừa các biến chứng nặng do đồng mắc gây ra, giảm chi phí điều trị, tăng chất lượng sống cho người bệnh là cần thiết. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ rối loạn lipid máu và tìm hiểu một số yếu tố liên quan ở người bệnh tiền đái tháo đường đến khám sức khỏe tại bệnh viện C Đà Nẵng.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang. Chọn 242 người bệnh đến khám sức khỏe tại BV C Đà Nẵng từ tháng 11/2022 đến tháng 5/2023 được xác định là tiền ĐTĐ, ghi nhận các thông tin liên quan đến người bệnh về tuổi, giới, nghề nghiệp, huyết áp, BMI, hút thuốc lá và tiền sử gia đình mắc bệnh ĐTĐ qua phiếu thu thập thông tin, được làm các xét nghiệm Glucose máu lúc đói, HbA1c, Cholesterol toàn phần, Triglycerid, HDL-c. Số liệu sau khi thu thập được xử lý bằng phần mềm thống kê y học Stata 14.0.
Kết quả: Tỷ lệ RLLPM là 83,06%; không RLLPM là 16,94%. Rối loạn của TC, TG và LDL-c chiếm tỷ lệ cao (60,74%; 52,89% và 52,89%). Rối loạn 2 thành phần lipid chiếm 36,36%, rối loạn 4 thành phần lipid máu chiếm 2,48%. Có mối liên quan giữa tình trạng RLLPM với tăng huyết áp và tiền sử gia đình mắc bệnh ĐTĐ (p ≤ 0,05). Không có mối liên quan giữa tình trạng RLLPM với tuổi, giới và nghề nghiệp, BMI và hút thuốc lá (p > 0,05).
Kết luận: Tỉ lệ mắc RLLPM trên người bệnh tiền ĐTĐ là 83,06%; trong đó tỷ lệ rối loạn TC, TG và LDL-c lần lượt là 60,74%; 52,89% và 52,89%. Rối loạn 2 thành phần lipid chiếm tỷ lệ cao nhất 36, 36% chứng tỏ tiền ĐTĐ là một yếu tố nguy cơ cao dẫn đến RLLPM.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tiền đái tháo đường, rối loạn lipid máu, cholesterol toàn phần, triglycerid
Tài liệu tham khảo
[2] International Diabetes Federation (2019), “Diabetes atlas”, 35 - 61.
[3] Adam G. Tabák, Christian Herder, Mika Kivimäki (2012), “Prediabetes: a high-risk state for diabetes development. Lancet (London, England)”, 379(9833): 2279-90.
[4] Siddharth N Shah (2018), “The road to preventing diabetes: addressing prediabetes and concomitant dyslipidemia”, J assoc physicians india, 66(3):12-3.
[5] Trương Xuân Hùng (2021), “Nghiên cứu tiền đái tháo đường trên cán bộ chiến sĩ”, Nội tiết và đái tháo đường, 46, 146 - 55.
[6] American Diabetes Association (2022), “Standards of Medical Care in Diabetes-2022”, Diabetes Journal Article.
[7] Mahat R. K, Singh N, et al (2019), “Health risks and interventions in prediabetes: A review”, Diabetes Metab Syndr, 13(4): 2803-11.
[8] Joao ˜ S´ergio Neves, Connie Newman, et al (2019), “Management of dyslipidemia and atherosclerotic cardiovascular risk in prediabetes”, Diabetes Research and Clinical Practice, 190 (2022) 109980.
[9] Hội tim mạch học quốc gia Việt Nam (2015), “Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị rối loạn lipid máu”.
[10] Phạm Hữu Tiến (2022), “Nghiên cứu tỉ lệ và yếu tố liên quan tiền đái tháo đường trên bệnh nhân tăng huyết áp tại bệnh viện Quận Bình Thạnh năm 2022”, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 515 -tháng 6 - Số 2: 315 - 9.
[11] Turki Al Amri et al (2019), “The Association Between Prediabetes and Dyslipidemia Among Attendants of Primary Care Health Centers in Jeddah, Saudi Arabia”, Dovepress, 12 (Diabetes, Metabolic Syndrome and Obesity: Targets and Therapy): 2735–43.
[12] Viên Quang Mai và cộng sự (2017), “Tỷ lệ và các yếu tố liên quan đến rối loạn lipid máu ở người ≥ 45 tuổi bị đái tháo đường týp 2 và tiền đái tháo đường mới được phát hiện tại tỉnh Khánh Hòa”, Tạp chí y học dự phòng, 27(số 8): 288.
[13] Marildes Luiza de Castro (2020), “Diabetic dyslipidaemia: which drugs to use”, Journal of Cardiology Practice, 19.
[14] Nguyễn Văn Tuấn, Phan Thị Hà Linh (2022), “Rối loạn lipid máu và nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường type 2”, Tạp Chí y học Việt Nam, 513(1): 146 – 50.
[15] Ngô Đức Kỷ (2022), “Đặc điểm rối loạn các thành phần lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2”, Y học Cộng Đồng, 63(2).
[16] MK Bhatnagar, Akshay Goel (2016), “Pattern of dyslipidemia in pre-diabetes and diabetes-a pilot study”, Asia Pacific Journal of Research, I(XLII): 76-81.
[17] Bùi Hải Yến, Lê Thị Ngoan (2019), “Khảo sát về rối loạn lipid máu và các yếu tố liên quan của bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện y học cổ truyền thành phố cần thơ năm 2017 – 2018”, Tạp chí y dược học Cần Thơ, 22-25: 1-7.
[18] Nguyễn Văn Tuấn, Hoàng Thị Cúc (2021), “Nghiên cứu rối loạn lipid máu ở người cao tuổi tăng huyết áp”, Tạp chí Y học Việt Nam, 508(1): 169 – 74.